Công văn 4272/BVHTTDL-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 4272/BVHTTDL-VP
Ngày ban hành 02/10/2024
Ngày có hiệu lực 02/10/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Nguyễn Văn Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4272/BVHTTDL-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2024

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 655/BDN ngày 02/8/2024 và Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 5887/VPCP-QHĐP ngày 19/8/2024 với nội dung kiến nghị như sau:

1. Cử tri cho rằng hiện nay ngành du lịch còn một số tồn tại, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực;… đề nghị Bộ có giải pháp khắc phục những vấn đề trên để góp phần phát triển du lịch trong thời gian tới, chú trọng mở rộng hợp tác các nước có ngành du lịch tiên tiến trên thế giới.

2. Cử tri kiến nghị Bộ nghiên cứu có các giải pháp phát triển du lịch đêm vì du lịch đêm sẽ giúp tăng khả năng thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch; qua đó góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm.

3. Cử tri đề nghị Chính phủ chú trọng phát triển văn hóa song song với phát triển kinh tế, phát huy nguồn lực nội sinh để phát triển văn hóa; tập trung phát triển văn hóa trong giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa ứng xử,…; đồng thời xây dựng chính sách tạo điều kiện để người dân có trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển văn hóa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:

1) Về kiến nghị liên quan đến giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ghi nhận kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 15/8/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới, trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Sơ kết tình hình thực hiện Luật Du lịch năm 2017; nghiên cứu việc điều chỉnh, bổ sung Luật Du lịch năm 2017 theo hướng kiến tạo, khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch.

- Tham mưu phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trong chỉ đạo điều phối hoạt động, thúc đẩy phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, thúc đẩy liên kết vùng để phát triển du lịch nhanh, bền vững.

- Tổ chức triển khai hiệu quả Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai Kế hoạch tổng thể điều tra tài nguyên du lịch.

- Cơ cấu lại thị trường khách du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhanh thị trường du lịch nội địa, tạo nền tảng cho tăng trưởng bứt phá trong ngắn hạn. Đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thị trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, phát triển phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh; tăng cường nghiên cứu, nắm bắt những xu hướng du lịch mới và đưa ra các chính sách kịp thời, phù hợp.

- Cơ cấu, làm mới và phát triển loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp với thị hiếu của du khách sau đại dịch Covid-19. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ. Hướng dẫn các địa phương phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với các sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc thù, có tính liên vùng, liên địa phương để thu hút và giữ chân du khách; phát triển đồng bộ cả du lịch bình dân, cao cấp và đặc biệt cao cấp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa để thúc đẩy du lịch.

- Nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển toàn diện, đồng bộ ngành du lịch (về thuế, đất đai, cơ chế phối hợp) để xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, môi trường vệ sinh xanh, sạch, đẹp.

- Phát triển cơ sở dữ liệu về quản trị và kinh doanh du lịch trên nền tảng số dùng chung; xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch gắn với chuyển đổi số.

- Đổi mới phương thức, nội dung, công cụ, ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến du lịch; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Tổ chức xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo thị trường.

- Tổ chức trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp du lịch để lắng nghe, đồng hành và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

2) Về kiến nghị liên quan đến giải pháp phát triển du lịch đêm

Triển khai Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1894/QĐ-BVHTTDL ngày 14/7/2023 về phê duyệt Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm”, trong đó thực hiện thí điểm mô hình sản phẩm du lịch đêm tại 12 địa phương là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, nhằm từng bước đưa du lịch đêm trở thành nhân tố chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm.

Tại Đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã định hướng 05 mô hình phát triển gồm: Hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; Hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mua sắm, giải trí đêm; Tham quan du lịch đêm; Giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm. Đây là cơ sở để các địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đêm đặc sắc, đồng bộ, chuyên nghiệp.

Đến thời điểm hiện tại, một số sản phẩm du lịch đêm đã được đưa vào phục vụ và tạo ấn tượng và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như: tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tinh hoa đạo học", “Đêm Hà Nội - Điểm chạm của những xúc cảm”, chương trình nghệ thuật thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” (Hà Nội); “Phố đêm du thuyền Hạ Long” (Quảng Ninh); tour đêm phố cổ Hoa Lư (Ninh Bình), “Quận 1 - Sắc màu đêm” (Tp. Hồ Chí Minh)...

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tập trung định hướng các địa phương thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng, đưa nội dung sản phẩm du lịch đêm vào quy hoạch hệ thống du lịch địa phương;

- Quy hoạch các khu vực tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch đêm phù hợp;

- Xây dựng khung chương trình phát triển các sản phẩm du lịch đêm;

- Nghiên cứu, rà soát, kiến nghị, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quản lý, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đêm…

3) Về kiến nghị liên quan đến việc chú trọng phát triển văn hóa song song với phát triển kinh tế, phát huy nguồn lực nội sinh để phát triển văn hóa; tập trung phát triển văn hóa trong giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa ứng xử,…; đồng thời xây dựng chính sách tạo điều kiện để người dân có trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển văn hóa

- Về việc chú trọng phát triển văn hóa song song với phát triển kinh tế, phát huy nguồn lực nội dung để phát triển văn hóa

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ