Công văn 412/VPCP-QHĐP năm 2022 xử lý kiến nghị về ngân sách các cấp do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 412/VPCP-QHĐP
Ngày ban hành 18/01/2022
Ngày có hiệu lực 18/01/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Trần Văn Sơn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 412/VPCP-QHĐP
V/v xử lý kiến nghị của các địa phương tại Hội nghị Chính phủ địa phương

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2022

 

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Về các kiến nghị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 05 tháng 01 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ để chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương (bảng tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 02 năm 2022. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Tài chính biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các Phó TTgCP (để b/c);
- UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, QHQT, NC, TCCV, PL, ĐMDN, V.I, TH; Cục KSTTHC; Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHĐP (3b) Q.Cường.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Trần Văn Sơn

 

BỘ TÀI CHÍNH

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KIẾN NGHỊ

1

Đà Nẵng

Thống nhất trình Quốc hội xem xét điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo hướng tỷ lệ ngân sách thành phố Đà Nẵng được hưởng trong giai đoạn 2022-2025 là 75% (giai đoạn 2017-2021 68%).

2

Đà Nẵng

Đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.

3

Lạng Sơn

Đề nghị Chính phủ có cơ chế thưởng vượt thu xuất nhập khẩu hàng hóa đối với các tỉnh biên giới để có thêm nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, đường biên, mốc giới (như Nghị quyết số 14/2011/QH13 ngày 10/11/2011 của Quốc hội quy định, nhưng nay đã hết hiệu lực).

4

Lạng Sơn

Đề nghị cho phép tỉnh Lạng Sơn được để lại nguồn kinh phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu để đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực, khả năng thông quan và bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ xuất nhập khẩu của cả nước qua địa bàn tỉnh.

5

Tuyên Quang

Đề nghị Chính phủ quan tâm, hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang về kinh phí để triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, trong đó: Ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ địa phương hoàn thành công tác đo đạc địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích các nông lâm trường trả lại địa phương; bố trí kinh phí và cho tỉnh được thực hiện dự án cơ sở dữ liệu đất đai đối với các công ty chè, công ty lâm nghiệp, để làm cơ sở quản lý chặt chẽ quỹ đất, giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai tại địa phương.

6

Vĩnh Phúc

Đề nghị Chính phủ có chính sách miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với linh kiện sản xuất trong nước để hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.

7

Vĩnh Phúc

Đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét giữ nguyên tỷ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia là 62% cho cả giai đoạn 2022-2025.

8

Vĩnh Phúc

Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép tỉnh Vĩnh Phúc được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi cho nhiệm vụ đầu tư phát triển, sau khi đã đảm bảo đủ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định trong giai đoạn 2022-2025.

9

Bắc Giang

Báo cáo Quốc hội xem xét sửa Luật Ngân sách theo hướng linh hoạt, khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp trên, đáp ứng yêu cầu phát triển tại địa phương (cấp tỉnh có thể bỏ vốn cải tạo, nâng cấp đường quốc lộ).

10

Bắc Ninh

Chỉ đạo không để tăng giá đột biến, nhất là vật tư, nguyên nhiên vật liệu, điện, dịch vụ vận tải, giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất bình thường.

11

Thừa Thiên Huế

Để sớm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, kính đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết để các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế có cơ sở tổ chức thực hiện. Sau khi có Nghị quyết của Chính phủ, kính đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thành lập và quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế.

12

Thừa Thiên Huế

Đề nghị Thủ tướng xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng hoạt động hiệu quả của Quỹ Bảo lãnh tín dụng.

13

Quảng Nam

Đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai.

14

Quảng Ngãi

Đề nghị Trung ương quan tâm tăng tỷ lệ để lại cho ngân sách địa phương đối với khoản thu thuế bảo vệ môi trường với mức tối thiểu là 50% (hiện nay là 37,2%); xem xét để lại cho ngân sách địa phương được hưởng 30% đối với khoản tăng thu so với dự toán Trung ương giao từ hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

15

Quảng Ngãi

Đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện chính sách an sinh xã hội cho tỉnh Quảng Ngãi như tỉnh chưa tự cân đối hoặc bổ sung có mục tiêu cố định kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích khai thác hải sản xa bờ trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hàng năm 400 tỷ đồng, phần kinh phí tăng thêm tỉnh sẽ bố đối ứng theo quy định.

16

Quảng Ngãi

Đề nghị Trung ương xem xét, cho Tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cơ chế đặc cách như các tỉnh Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An đã được Quốc hội thống nhất cụ thể như sau: Phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước từ năm 2023 và các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 (năm 2022 là 40%).

17

Phú Yên

Đề nghị Chính phủ xem xét tiếp tục hỗ trợ các cơ chế, chính sách, gói tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là về thuế, điện, nước, bảo hiểm, cơ cấu lại nợ, giãn nợ và gói tín dụng hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân sớm ổn định, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

18

Khánh Hòa

Kiến nghị cho phép tỉnh Khánh Hòa được sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp của địa phương như quỹ phát triển nhà ở, tiền sử dụng đất các dự án phát sinh ngoài dự toán để thực hiện. Đồng thời, đối với những tỉnh, thành phố có số ca nhiễm Covid-19 cao: xem xét nâng mức hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP đối với hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ 40% lên 50% kinh phí thực hiện (bao gồm cả đối tượng lao động tự do); đối với chế độ chống dịch và cách ly y tế tăng mức hỗ trợ từ 30% lên 50% kinh phí thực hiện.

19

Khánh Hòa

Kiến nghị Trung ương xem xét bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương kinh phí hoạt động của Hải đội dân quân thường trực phần ngân sách trung ương bảo đảm và chính sách khuyến khích, hỗ trợ, khai thác nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa.

20

Khánh Hòa

Bổ sung kinh phí từ NSTW cho NSĐP để đảm bảo nguồn lực chi cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

21

Khánh Hòa

Kiến nghị Bộ Tài chính quan tâm, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xác định tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho tỉnh Khánh Hòa để thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2022-2025 tăng thêm là 100% để đảm bảo nguồn lực thực hiện.

22

Gia Lai

Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ cho tỉnh với số tiền 1.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu thuế xuất nhập khẩu năm 2021 để giải quyết khó khăn trong việc cân đối ngân sách.

23

Đắk Lắk

chính sách hỗ trợ giảm tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế khoán cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian bị ảnh hưởng dịch COVID-19 trong năm 2021 và năm 2022; tiếp tục giảm giá điện và giảm tiền điện cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh; triển khai bổ sung các gói hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, giảm lãi suất vay, chậm trả lãi vay, có các khoản vay ưu đãi mới...

24

Đồng Nai

Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai.

25

Đồng Nai

Tăng tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025.

26

Tiền Giang

Kính đề nghị Chính phủ xem xét, hỗ trợ Tiền Giang 50% số giảm thu ngân sách địa phương, tương ứng với số tiền là 967 tỷ đồng, 50% số giảm thu còn lại, tỉnh sẽ cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cấp bách để tự bù đắp.

27

Vĩnh Long

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ cho tỉnh nguồn hụt thu để giúp cho tỉnh đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ ngân sách năm 2021.

 

4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ