Công văn 3794/TCHQ-GSQL năm 2024 xử lý vướng mắc khi hệ thống gặp sự cố do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 3794/TCHQ-GSQL
Ngày ban hành 08/08/2024
Ngày có hiệu lực 08/08/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Văn Thọ
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3794/TCHQ-GSQL
V/v xử lý vướng mắc khi hệ thống gặp sự cố

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2024

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc, khó khăn của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp về việc một số chức năng của hệ thống đến nay vẫn chưa hoàn toàn được phục hồi hoặc đã phục hồi nhưng không thực hiện được các thao tác nghiệp vụ hoặc không hiển thị dữ liệu. Để quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được diễn ra thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố xử lý một số tình huống vướng mắc phát sinh như sau:

1. Vướng mắc liên quan đến Cổng thông tin một cửa quốc gia gặp sự cố:

a) Đối với việc kiểm tra kết quả quản lý, kiểm tra chuyên ngành:

Trường hợp cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã cấp chứng từ quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành (giấy phép, kết quả kiểm tra chuyên ngành...), người khai hải quan đã có chứng từ quản lý, kiểm tra chuyên ngành hoặc đã hoàn thành thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành (khai báo hóa chất...) và khai báo với cơ quan hải quan, nhưng cơ quan hải quan không tra cứu được trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì Chi cục Hải quan tra cứu thông tin chứng từ quản lý trên hệ thống Ecustoms để làm cơ sở thông quan. Trường hợp cơ quan hải quan không tra cứu được thông tin trên hệ thống Ecustoms thì thực hiện tra cứu trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến/hệ thống quản lý của các Bộ ngành (theo hướng dẫn riêng của Tổng cục Hải quan).

Trường hợp không tra cứu được trên các hệ thống này thì Chi cục hải quan chấp nhận chứng từ do người khai đính kèm trên hệ thống VNACCS làm cơ sở thông quan. Sau khi Cổng thông tin một cửa quốc gia được khắc phục, hoạt động trở lại, Chi cục Hải quan có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các chứng từ quản lý, kiểm tra chuyên ngành, văn bản xác nhận hoàn thành thủ tục quản lý chuyên ngành thuộc bộ hồ sơ hải quan với thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đối với các trường hợp này, nếu phát hiện thông tin doanh nghiệp khai báo hải quan không đúng với thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Đối với việc kiểm tra C/O điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc

Trường hợp cơ quan hải quan không kiểm tra được C/O điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia mà vẫn kiểm tra được trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước xuất khẩu thì công chức hải quan căn cứ vào thông tin này để thực hiện thủ tục hải quan.

Trường hợp không kiểm tra được trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước xuất khẩu thì Chi cục hải quan hướng dẫn người khai hải quan nộp bản C/O giấy có xác nhận bằng chữ ký số thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 12 Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31/5/2023 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Sau khi Cổng thông tin một cửa quốc gia hoạt động bình thường thì công chức hải quan thực hiện rà soát, đối chiếu thông tin C/O bản giấy do người khai hải quan nộp với thông tin C/O trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, khi phát hiện sai khác thì tiến hành xử lý theo quy định.

c) Đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh:

c.1) Trong thời gian Cổng thông tin một cửa quốc gia gặp sự cố, việc khai, nộp và thực hiện thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng được thực hiện bằng hồ sơ giấy theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ và Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/05/2018 của Bộ Tài chính.

c.2) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải bằng hồ sơ giấy, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho phương tiện vận tải nhập cảnh cung cấp bản khai hàng hóa nhập khẩu thông qua email cho Chi cục hải quan giám sát cảng dỡ hàng và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có liên quan để thực hiện để phối hợp thực hiện kiểm tra, đối chiếu với thông tin hàng hóa thực tế hạ bãi (getin) theo quy định tại điểm b Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC).

Sau khi kiểm tra, đối chiếu có thông tin sai khác thì hướng dẫn người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung và xử lý nội dung khai sửa đổi, bổ sung và tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018) của Chính phủ.

c.3) Ngay sau khi sự cố được khắc phục và khi người khai hải quan cập nhật bổ sung được thông tin chứng từ điện tử thì Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tiến hành rà soát, đối chiếu với chứng từ bản giấy để xác nhận thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Vướng mắc tiếp nhận, xử lý thông tin bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu đường bộ khi hệ thống dịch vụ công trực tuyến sự cố:

Việc khai, nộp và xử lý thông tin được thực hiện bằng Bản kê giấy theo mẫu BKTTHH/2021/NK theo hướng dẫn tại công văn số 119/TCHQ-GSQL ngày 21/01/2021, công văn số 330/TCHQ-GSQL ngày 22/01/2021, công văn số 1503/TCHQ-GSQL ngày 02/04/2021 và công văn số 1790/TCHQ-GSQL ngày 17/04/2023 của Tổng cục Hải quan.

3. Vướng mắc khi hệ thống seal định vị điện tử sự cố:

a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm phân công công chức tại bộ phận giám sát sử dụng niêm phong hải quan (không phải seal định vị điện tử) để niêm phong hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan và thực hiện thủ tục theo quy định hiện hành cho đến khi hệ thống seal định vị điện tử hoạt động trở lại bình thường.

b) Đối với các lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đã niêm phong bằng seal định vị điện tử nhưng seal định vị gặp trục trặc trong khi sử dụng, chưa xác nhận kết thúc giám sát trên hệ thống quản lý seal định vị điện tử, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý khu vực cửa khẩu, cảng, kho bãi, địa điểm chỉ đạo công chức tại bộ phận giám sát thực hiện:

- Lập biên bản ghi nhận tình hình thực tế về việc không tháo được seal định vị, nội dung ghi rõ nguyên nhân là do hệ thống seal định vị điện tử gặp sự cố, người khai hải quan hoặc người đại diện được ủy quyền ký xác nhận tại biên bản, công chức ký tên, đóng dấu công chức vào biên bản;

- Chụp hình ảnh ghi nhận seal định vị trước khi tháo/cắt ra khỏi phương tiện chứa hàng. Hình ảnh thể hiện hàng hóa đang lưu giữ trong khu vực kho bãi, cảng và hình ảnh công chức thực hiện, người chứng kiến việc tháo/cắt seal định vị;

- Lưu giữ biên bản và hình ảnh in ra cùng hồ sơ lưu tại đơn vị.

4. Vướng mắc đồng bộ dữ liệu giữa hệ thống VNACCS với hệ thống VASSCM:

Trường hợp thông tin tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu ở trạng thái đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên (đã thông quan/giải phóng hàng/mang hàng bảo quản/chuyển địa điểm kiểm tra) trên hệ thống VNACCS nhưng chưa đồng bộ được sang hệ thống VASSCM dẫn đến hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không có thông tin thì Chi cục hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hướng dẫn người khai hải quan nộp 02 bản giấy tờ khai hải quan hoặc danh sách container hoặc danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát để kiểm tra trạng thái tờ khai trên hệ thống VNACCS/hệ thống Ecustoms.

Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát thì ghi ngày tháng năm, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan hoặc danh sách container hoặc danh sách hàng, lưu 01 bản và trả lại cho người khai 01 bản để nộp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm khi lấy hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan. Khi dữ liệu tờ khai trên hệ thống VNACCS được đồng bộ sang hệ thống VASSCM thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 3755/TCHQ-GSQL ngày 07/8/2024 của Tổng cục Hải quan.

5. Vướng mắc thực hiện thủ tục đối với phế liệu nhập khẩu khi phần mềm Escrap sự cố:

a) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục phương tiện vận tải nhập cảnh hướng dẫn người khai hải quan trước khi thực hiện thủ tục hạ bãi, nhập khẩu phế liệu, có trách nhiệm thống kê số lượng phế liệu đã nhập khẩu theo Giấy phép môi trường được cấp (Số lượng phải thể hiện rõ: (1) Số lượng phế liệu được phép nhập khẩu theo chu kỳ làm thủ tục hải quan; (2) Số lượng phế liệu đã nhập khẩu; (3) Số lượng phế liệu còn được phép nhập khẩu) có ký, đóng dấu của người khai hải quan. Người khai hải quan chịu trách nhiệm về thông tin số lượng phế liệu hạ bãi, phế liệu nhập khẩu đảm bảo không vượt quá số lượng phế liệu còn được phép nhập khẩu theo Giấy phép môi trường.

b) Chi cục hải quan tiếp nhận, kiểm tra và xử lý phế liệu dỡ xuống kho, bãi cảng:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ