Công văn 344/TTg-CN năm 2021 về Chiến lược phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 344/TTg-CN
Ngày ban hành 19/03/2021
Ngày có hiệu lực 19/03/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 344/TTg-CN
V/v Chiến lược phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2021

 

Kính gửi: Bộ Xây dựng.

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng (Tờ trình số 68/TTr-BXD ngày 29 tháng 11 năm 2019) về việc đề nghị phê duyệt Chiến lược phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ý kiến các Bộ, cơ quan tại cuộc họp ngày 17 tháng 8 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 công phu, kỹ lưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, chất lượng Chiến lược phát triển đô thị quốc gia nêu trên cần phù hợp với Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, Đán “Đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Ban Kinh tế Trung ương đang chủ trì phối hợp với các Bcủa Chính phủ thực hiện và các Quy hoạch liên quan, trong đó lưu ý một số nội dung như sau:

- Về quan điểm, mục tiêu phát triển: Chiến lược phát triển đô thị quốc gia phải kế thừa phát huy hiệu quả các giá trị vật thể và phi vật thể; khắc phục những tồn tại, hạn chế như: phát triển thiếu đồng bộ, lãng phí tài nguyên, quá trình tập trung hóa đô thị lớn, gây áp lực, quá tải hạ tầng đô thị, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sống, phát triển đô thị thiếu bền vững. Phát triển đô thị cn phân bố hợp lý các vùng miền, khu vực đều có sức hấp dẫn, góp phn làm giảm gia tăng dân số tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phHồ Chí Minh,... Khuyến khích đầu tư đối với các đô thị vừa và nhỏ.

- Về năng lực quản lý đô thị và văn minh đô thị: cần có chiến lược cụ thể nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ quản lý đô thị, quản lý trật tự đô thị, văn minh đô thị.

- Về lựa chọn đột phá: cần rà soát, lựa chọn một số đột phá mũi nhọn, then chốt để phát triển đô thị bền vững; hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách; nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị, áp dụng công nghệ số, kinh tế số ở đô thị, áp dụng công nghệ 4.0, từng bước phát triển đô thị thông minh; nâng cao cht lượng quản lý đô thị, trật tự đô thị, cư dân đô thị; phân blại phù hợp hệ thống đô thị.

- Về giải pháp phát triển đô thị: huy động nguồn lực, các giải pháp hiệu quả về vốn, nhân lực, nâng cao chất lượng kinh tế đô thị, áp dụng phù hợp công nghệ 4.0 trong phát triển đô thị, đô thị thông minh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai, phát triển bền vững. Có giải pháp hấp dẫn để giãn người dân ra các đô thị xung quanh các đô thị lớn, ưu tiên phát triển các đô thị vệ tinh và các đô thị khác, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ; cần đặc biệt quan tâm phát triển về văn minh đô thị và văn hóa của cư dân đô thị.

2. Giao các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Xây dựng để hoàn thiện Chiến lược phát triển đô thị quốc gia nêu trên.

3. Giao Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến các Bộ, cơ quan, chuyên gia, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Chiến lược phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu trên đúng quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, PTTg Trịnh Đình Dũng;
- Các Bộ: K
ế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, Thông tin truyền thông, Công an, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Quc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tư pháp;
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, các thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tập đoàn Viettel;
- VPCP: BTCN, PCN Trần Văn Sơn, các Vụ: TH, KGVX, NN, QHĐP, NC, PL; Cục KSTT;

- Lưu: VT, CN (3b). Tuấn.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Trịnh Đình Dũng