Công văn 3315/SGDĐT-GDTrH năm 2021 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2021-2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 3315/SGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành 26/11/2021
Ngày có hiệu lực 26/11/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Văn Hiếu
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3351/SGDĐT-GDTrH
Về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2021 - 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và các quận, huyện;
- Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT);
- Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.

Căn cứ Công văn số 4096/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2021 - 2022;

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2021 - 2022 với những nội dung cụ thể như sau:

1. Tổ chức triển khai hiệu quả các Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục giai đoạn 2021- 2026 và định hướng đến năm 2030”; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [1]; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025 [2] của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 17/NQ-CP [3] của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2020 -2021, định hướng đến 2025; Đề án 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng cường ứng dụng CNTT trong GDĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Triển khai có hiệu quả Quyết định số 6179/QĐ-UBND [4] ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” và Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2018 của UBND thành phố Hồ Chí Minh). Triển khai các nội dung trong Kiến trúc tổng thể về CNTT của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh [5], gắn việc triển khai các nội dung này với các Đề án của Thành phố và của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

a) Chương trình chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh [6]

b) Đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030” [7].

c) Đề án “Nâng cao năng lực, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021 - 2030” [8].

2. Kế hoạch triển khai Chương trình Chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 của Ngành Giáo dục và Đào tạo.

Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong tổ chức, quản lý và quản trị nhà trường và các hoạt động dạy - học, kiểm tra, đánh giá; áp dụng mạnh mẽ phương thức dạy học trực tuyến; phát triển kho học liệu số; đảm bảo các nguồn lực, điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến, làm việc từ xa để thích ứng bối cảnh dịch bệnh Covid. Triển khai hiệu quả trên nền tảng số việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố. Đảm bảo việc tích hợp, kết nối, chia sẻ CSDL Ngành đầy đủ, toàn diện dữ liệu từ các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo đến Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa ngành GDĐT với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, CSDL của Thành phố nhằm phục vụ công tác báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra của cơ quan quản lý. Vận hành Trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại Sở Giáo dục và Đào tạo một cách thực chất và hiệu quả.

4. Tăng cường nguồn lực đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo; huy động các nguồn lực công và nguồn lực xã hội tham gia triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo thành phố.

5. Xây dựng mô hình trường học tiên tiến, hiện đại gắn với việc ứng dụng CNTT&TT làm nền tảng theo định hướng xây dựng trường học điện tử, trường học thông minh. Tập trung rà soát và triển khai các tiêu chuẩn mô hình ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo, công tác cải cách hành chính: Thông qua hệ thống Cổng thông tin điện tử của ngành và của các đơn vị tăng cường công tác thông tin nhằm chủ động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về giáo dục đào tạo trong đó tập trung tuyên truyền cho nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo cũng như Chương trình phổ thông 2018; đăng tải đầy đủ các thông tin cần công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/2/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đẩy mạnh hình thức dạy học trực tuyến theo quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo [9] phù hợp với điều kiện, nhu cầu của mỗi nhà trường, góp phần đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học 2021 - 2022 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, trong đó lưu ý một số nội dung sau:

- Lựa chọn giải pháp phần mềm quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến theo hướng kết hợp, tích hợp các chức năng của các Hệ thống quản lý học tập trực tuyến được kết nối với cơ sở dữ liệu dùng chung của Ngành Giáo dục và Đào tạo. Việc tổ chức dạy - học trực tuyến cần được triển khai đúng với hướng dẫn [10] của Sở Giáo dục và Đào tạo. Các phần mềm dạy học trực tuyến đã liên thông kết nối với CSDL dùng chung của Sở Giáo dục và Đào tạo đã được công bố tại văn bản số 2379/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2021 [11] và văn bản số 2460/SGDĐT-TTTT ngày 10/9/2021 [12].

- Đảm bảo trang thiết bị đầu cuối, dịch vụ Internet phục vụ dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh; đảm bảo môi trường dạy - học trực tuyến đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm trong hoạt động dạy - học trực tuyến trong thời gian chưa tổ chức được hoạt động dạy - học tập trung;

- Có phương án chuẩn bị học liệu phục vụ dạy học đảm bảo chất lượng từ các nguồn tin cậy; phát huy vai trò của các tổ chuyên môn về đánh giá, lựa chọn học liệu số trước khi đưa vào sử dụng; phối hợp với gia đình trong tổ chức các hoạt động dạy học; tăng cường kiểm tra đánh giá và thi trên máy tính và hình thức trực tuyến; đảm bảo tổ chức dạy, học trực tuyến an toàn trên môi trường mạng và hiệu quả.

b) Trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các đơn vị, cơ sở giáo dục cần đảm bảo việc triển khai các hình thức dạy học ứng dụng CNTT&TT một cách chủ động và linh hoạt trong đó tập trung cho các giải pháp dạy học trực tuyến trên môi trường internet. Ưu tiên triển khai các giải pháp đã được kết nối với CSDL dùng chung của Ngành Giáo dục và Đào tạo và có tính đồng bộ cao bao gồm:

+ Tích hợp học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử;

+ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến; kiểm tra, đánh giá trực tuyến;

+ Tư liệu 3D, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, sách điện tử tương tác,

Tăng cường vai trò của các tổ chuyên môn trong nhà trường giúp hiệu trưởng đánh giá nội dung học liệu số trước khi đưa vào sử dụng; rà soát, đánh giá, hoàn thiện các mô hình, giải pháp, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo hiệu quả, phù hợp điều kiện ở từng đơn vị.

c) Rà soát, phát triển hệ thống thư viện điện tử (bao gồm phần mềm quản trị thư viện và cơ sở dữ liệu số hóa sách và tài liệu phục vụ dạy học), kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài liệu số hóa giữa các cơ sở giáo dục.

d) Thí điểm triển khai các mô hình dạy học tiên tiến trên nền tảng số (lớp học thông minh, nhóm học tương tác, tự học với trợ lý ảo…) phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế của mỗi nhà trường.

Năm học 2021 - 2022, Ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung xây dựng, hoàn thiện các nền tảng chuyển đổi

a) Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung ngành giáo dục và đào tạo thành phố:

- Trong năm học 2021 - 2022 Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tập trung cho việc xây dựng và hoàn thiện CSDL giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên; thực hiện dữ liệu các cơ sở giáo dục ngoài công lập. CSDL dùng chung ngành giáo dục và đào tạo thực hiện theo nguyên tắc:

[...]