Công văn 3260/BNN-PC thẩm định dự thảo Thông tư Liên tịch hướng dẫn về phương pháp tính giá và trình tự, thủ tục lập phương án giá sản phẩm giống gốc vật nuôi theo phương thức đặt hàng sử dụng bằng nguồn ngân sách Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 3260/BNN-PC |
Ngày ban hành | 10/07/2012 |
Ngày có hiệu lực | 10/07/2012 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Nguyễn Thị Kim Anh |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3260/BNN-PC |
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2012 |
Kính gửi: Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá)
Phúc đáp Công văn số 158/CQLG-NLTS ngày 25 tháng 6 năm 2012 của Cục Quản lý giá Bộ Tài chính về việc đề nghị thẩm định dự thảo “Thông tư Liên tịch hướng dẫn về phương pháp tính giá và trình tự, thủ tục lập phương án giá sản phẩm giống gốc vật nuôi theo phương thức đặt hàng sử dụng bằng nguồn ngân sách Nhà nước”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến thẩm định như sau:
1. Về sự cần thiết ban hành văn bản
Thống nhất về sự cần thiết ban hành Thông tư liên tịch này để có căn cứ pháp lý thống nhất hướng dẫn:
- Về phương pháp tính giá và lập phương án giá sản phẩm giống gốc vật nuôi thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp với yêu cầu thực tế;
- Bổ sung “giống gốc thủy sản” đảm bảo phù hợp với Pháp lệnh giống vật nuôi; Luật Thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có quy định đối tượng điều chỉnh này.
Việc lưu giữ gen, vật liệu di truyền thủy sản, giống gốc các loài thủy sản nước ngọt có những đặc tính ưu việt trong nuôi trồng thủy sản. Tái sản xuất các giống gốc để cung cấp các đàn cá hậu bị cho các trại giống cấp tỉnh, huyện và các cơ sở sản xuất giống để hình thành những đàn cá bố mẹ. Trên cơ sở đó hệ thống trại giống thủy sản tổ chức quản lý, lưu giữ đàn giống gốc đảm bảo chất lượng tốt, bao gồm các giống địa phương, các giống mới gia hóa hoặc giống nhập nội đã thuần hóa đạt hiệu quả cung cấp cho người nuôi có con giống chất lượng đảm bảo để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt được mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định hướng của Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Về sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Nội dung của dự thảo văn bản phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật có liên quan.
3. Về trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản
Về cơ bản, đơn vị chủ trì soạn thảo đã tuân thủ đúng trình tự, thủ tục soạn thảo theo quy định. Trong quá trình soạn thảo đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Quý Cục và Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Về kỹ thuật soạn thảo văn bản
Đề nghị đơn vị soạn thảo nghiên cứu mẫu - 7 Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 12 năm 2011 về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch. Theo đó, Bố cục văn bản phải trình bày lại nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của Thông tư số 25/2011/TT-BTP. Cụ thể:
- Tại Chương II đề nghị hạn chế tối đa sử dụng các dấu (-) và (+) bằng cách bố cục tăng các điều đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu thực thi;
- Không viết tắt khi chưa giải thích từ ngữ;
- Đề nghị không dùng dấu (v.v…) trong văn bản quy phạm pháp luật.
5. Về nội dung dự thảo văn bản
Cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, tính khả thi và tính thống nhất đề nghị quý đơn vị nghiên cứu các ý kiến cụ thể sau:
5.1. Điều 3 đề nghị sửa và bổ sung như sau “Các sản phẩm giống gốc vật nuôi… đối với ong, tằm; của dòng thuần, dòng cho giống đối với các loài thủy sản; ấu trùng và vật liệu di truyền giống đạt tiêu chuẩn giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.”
5.2. Điều 6 đề nghị:
- Sửa lại tên tiêu đề của khoản 1 là “1. Công thức tính giá bán sản phẩm giống gốc vật nuôi”
- Khoản 2 điểm c bổ sung quy định về: “- Chi phí tiền sử dụng đất, thuê đất đối với những trường hợp phải thuê mặt bằng để lưu giữ giống”
5.3. Điều 8 đề nghị:
- Về trình tự, thủ tục lập phương án giá và hồ sơ phương án thực hiện theo hướng dẫn của Pháp lệnh Giá và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nhưng, trong thực tế việc thực hiện lập phương án giá các sản phẩm giống gốc vật nuôi đối với lĩnh vực nông nghiệp rất rộng và mang tính chất đặc thù. Vì vậy, đề nghị dự thảo bổ sung quy định cụ thể về nội dung (các bước) để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện;
- Sửa khoản 1 và 2:
“1. Đối với ngân sách trung ương: Trên cơ sở dự toán được giao, các đơn vị nhận đặt hàng lập phương án giá, đơn giá trợ cấp sản phẩm giống gốc vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét, đề nghị Cục Quản lý giá thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
2. Đối với ngân sách địa phương: Trên cơ sở dự toán được giao, các đơn vị nhận đặt hàng lập phương án giá, đơn giá trợ cấp sản phẩm giống gốc vật nuôi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét, đề nghị Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5.4. Điều 11 đề nghị bổ sung: