Công văn số 2804/LĐTBXH-TBLS ngày 15/08/2003 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội về việc xác định nhà tù và những nơi được coi là nhà tù của địa phương
Số hiệu | 2804/LĐTBXH-TBLS |
Ngày ban hành | 15/08/2003 |
Ngày có hiệu lực | 15/08/2003 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký | Nguyễn Đình Liêu |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2804/LĐTBXH-TBLS |
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2003 |
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thông bao (5 đợt) về danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù của 34 tỉnh, thành phố được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ xác nhận để các địa phương xem xét thực hiện chế độ đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã nhận được thông báo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là không có địa danh nhà tù hoặc những nơi được coi là nhà từ của địch trong các cuộc kháng chiến ở địa phương này.
Nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo tiếp danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù ở 4 tỉnh: Đăk Lăk, Hà Giang, Ninh Bình, Sóc Trăng và bổ sung thêm địa danh được coi là nhà tù của địch ở Thừa Thiên Huế (danh sách kèm theo).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chưa có thông báo địa danh nhà tù và những nơi được coi là nhà tù của địch ở địa phương hoặc đề nghị bổ sung thêm những nơi được coi là nhà tù của địch thì cần thông qua Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ và báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biết để thông báo thực hiện thống nhất trong cả nước.
Nếu địa phương không có nhà từ của địch trong các cuộc kháng chiến thì đề nghị quý Uỷ ban có ý kiến bằng văn bản gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất mong được sự quan tâm của quý Uỷ ban.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC NHÀ TÙ VÀ NHỮNG NƠI ĐƯỢC COI LÀ NHÀ TÙ CỦA ĐỊCH TRONG CÁC THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
(Kèm theo công văn số 2804/LĐTBXH-TBLS ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT |
Địa phương |
Tên nhà tù |
Thời gian tồn tại |
Ghi chú |
1 |
Đăk Lăk |
- Nhà đày Buôn Ma Thuột (tên gọi từ năm 1930 - 1945; từ năm 1946 - 1975 gọi là nhà từ Buôn Ma Thuột). - Ngục Đăk mil (tên gọi từ năm 1940 - 1945, sau năm 1945 Ngục Đăk Mil không còn tồn tại |
|
|
2 |
Hà Giang |
- Căng Bắc Mê |
Trước năm 1942 |
|
3 |
Ninh Bình |
* Nhà tù: - Đề Lao số 10 ở phố Đề Lao * Được coi là nhà tù: - Khu Tiểu chủng viện Phúc Nhạc - Nhà hát Nam Thanh (thuộc khu vực nhà thờ lớn Phát Diện), nhà Hai Vỡi, nhà Lâm Tề, Rạp Thọ Lạc, đồn Kim Đài thuộc Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn |
Kháng chiến chống Pháp Kháng chiến chống Pháp |
(nay là phố Trần Kiên, thị xã Ninh Bình) (nay gọi là Nhà tràng Phúc Nhạc, huyện Yên Khánh) |
4 |
Thừa Thiên Huế (bổ sung thêm những nơi được coi là nhà tù) |
Phòng nhì Mật thám Pháp |
|
|
5 |
Sóc Trăng |
- Khám lớn tỉnh Ba Xuyên - Trại giam Tiểu khu Ba Xuyên - Trung tâm thẩm vấn Mỹ tỉnh Ba Xuyên - Ty Cảnh sát tỉnh Ba Xuyên - Nhà giam Chi Cánh sát huyện Long Phú - Nhà giam Chi Cánh sát huyện Lịch Hội Thượng (nay thuộc huyện Long Phú) - Phòng điều tra và nhà giam Chi khu quận Mỹ Tú - Chi khu quận Bảy Xàu - Chi khu Cổ Cò (quận Hoà Tú) - Nhà giam chi khu Ngã Năm (quận Ngã Năm) - Nhà giam Chi khu Phú Lộc (quận Phú Lộc) - Nhà giam Ban Hai và Chi Cảnh sát quận Kê Sách - Nhà giam Ban Hai và Chi cảnh sát quân Phong Thuận - Nhà giam Ban Hai và Chi Cảnh sát quận Vĩnh Châu |
Kháng chiến chống Pháp và Mỹ Kháng chiến chống Mỹ - nt- - nt-
- nt- - nt-
Kháng chiến chống Mỹ -nt- -nt- -nt- -nt- -nt- Kháng chiến chống Mỹ Kháng chiến chống Mỹ |
|