Công văn 2451/BTC-NSNN năm 2022 về cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí chi trả cho công tác phòng chống dịch cho các doanh nghiệp trong giai đoạn giãn cách do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 2451/BTC-NSNN
Ngày ban hành 15/03/2022
Ngày có hiệu lực 15/03/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Hồ Đức Phớc
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thể thao - Y tế

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2451/BTC-NSNN
V/v trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ hai và kỳ họp bất thường, Quốc hội Khóa XV

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.

Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ chuyển tới tại Công văn số 580/VPCP-QHĐP ngày 22/01/2022, nội dung kiến nghị như sau:

Nội dung kiến nghị:

Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí chi trả cho công tác phòng chống dịch cho các doanh nghiệp trong giai đoạn giãn cách (mua sắm trang thiết bị y tế, kít xét nghiệm, chi phòng chng dịch cho người lao động, cách ly y tế..

Bộ Tài chính xin trả li như sau:

1. Năm 2020, 2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; đời sng người dân gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, mt việc làm trong ngn hạn. Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sng của nhân dân, người lao động cả nước, góp phần ổn định xã hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, như:

- Các chính sách miễn, giảm thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp: Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp; Nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân; Giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; Miễn lệ phí từ 01-03 năm đối với lệ phí môn bài; Giảm tiền thuê đất năm 2020; Miễn hoặc giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí....

- Cho phép tính vào chi phí các khoản chi ủng hộ, tài trợ (tiền, hiện vật) cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

- Các chính sách chi hỗ trợ doành nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020[1]; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết s 126/NQ-CP ngày 08/10/2021[2]; Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020[3] và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 ca Chính phủ...

2. Trên cơ sở tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, đồng thời, để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh sau ảnh hưng ca dịch bệnh Covid- 19, thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát trin kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội; theo đó đã có những chính sách như giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022; nghiên cứu xem xét giảm tiền điện, tiền nước cho doanh nghiệp, người dân,... Đây là cơ sở quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp, hp tác xã, hộ kinh doanh tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, bên cạnh đó từng bước nâng cao năng lực phòng, chng dịch Covid-19, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.

Đồng thời, Nghị quyết s 11/NQ-CP cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương triển khai hiệu quả, nhất quán Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023); sử dụng các biện pháp phòng chống dịch linh hoạt, hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động đến sản xuất kinh doanh; các địa phương nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân vào thời điểm phù hợp; bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách của Chương trình.

Trong bối cảnh kinh tế và ngân sách còn nhiều khó khăn trước ảnh hưng của dịch bệnh Covid-19, cần phi tập trung nguồn lực Nhà nước và huy động mọi nguồn lực của xã hội, trong đó có cả các doanh nghiệp để phục hồi và phát triển kinh tế. Vì vậy, trước mắt, Bộ Tài chính đề nghị thành phố Hải Phòng tập trung triển khai thực hiện hiệu quả, nhất quán Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Trong thời gian tới, căn cứ tình hình dịch bệnh và yêu cu của quá trình phát triển kinh tế, trên cơ s đề nghị của địa phương, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ ngành liên quan, nghiên cứu, đề xuất ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, bảo đảm điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Trên đây là trả lời ca Bộ Tài chính đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội thành ph Hải Phòng để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - UBTVQH;
- VPQH (Vụ Dân nguyện);
- VPCP (Vụ QHĐP);
- Văn phòng;
- Cục THTK (để đăng tải Cổng TTĐT);
- Lưu: VT, NSNN, (N.V.Anh 9b)

BỘ TRƯỞNG




Hồ Đức Phớc

 



[1] Hỗ trợ hộ kinh doanh 01 triệu đồng/hộ/tháng; Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc ngh việc không hưởng lương 1,8 triệu đồng/ngưi/tháng; Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đng lao động bị mt việc làm 1 triệu đng/người/tháng; Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 triệu đồng/người/tháng

[2] Người s dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội vi lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bo đảm tiền vay để trả lương cho người lao động

[3] Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động thì được vay không có tài sn đm bo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng trong thời gian không quá 03 tháng với lãi suất bằng 0%...