Công văn 2432/BTP-BTTP năm 2022 hướng dẫn tổng kết thi hành Nghị định 77/2008/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2432/BTP-BTTP
Ngày ban hành 13/07/2022
Ngày có hiệu lực 13/07/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Phan Chí Hiếu
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2432/BTP-BTTP
V/v hướng dẫn tổng kết thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi: ………………………………………………………………………

Ngày 16 tháng 7 năm 2008, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 8 năm 2008. Đến nay, việc triển khai thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, góp phần phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật, đội ngũ tư vấn viên pháp luật và tăng cường hỗ trợ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, qua gần 15 năm triển khai trên thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống văn bản pháp luật có liên quan cũng có nhiều thay đổi, theo đó, một số quy định của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, cần được nghiên cứu, đánh giá toàn diện. Đcó cơ sở lý luận và thực tiễn kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2008/NĐ-CP, Bộ Tư pháp đề nghị:

1. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật (sau đây gọi chung là tổ chức chủ quản) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật; các tổ chức chủ quản cấp Trung ương xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, chỉ đạo Sở Tư pháp: hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức chủ quản tại địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của địa phương; là đầu mối xây dựng Báo cáo chung về việc tổng kết thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP tại địa phương trên cơ sở đánh giá thực tiễn và Báo cáo tổng kết của các tổ chức chủ quản tại địa phương.

Báo cáo tổng kết thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức chủ quản đề nghị gửi về Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội và theo địa chỉ email vanlt@moj.gov.vn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ (xin gửi kèm theo Đcương Báo cáo và các Phụ lục).

(Trong trường hợp cần thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ với đồng chí Phương hoặc đồng chí Oanh theo số điện thoại 024.62739515).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam (để thực hiện);
- Cục Công tác phía Nam (để thực hiện);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để chỉ đạo thực hiện);
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (để thực hiện);
- Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên c
u chuyên ngành luật (để thực hiện);
- Lưu: VT, Cục BTTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 77/2008/NĐ-CP NGÀY16/7/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
(Kèm theo Công văn số: 2432/BTP-BTTP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tư pháp)

1. Đánh giá tình hình triển khai thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP

1.1. Việc tuân thủ Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (ý thức nghiêm túc chấp hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP; trong quá trình triển khai thực hiện có hành vi vi phạm quy định của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP hay không).

1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị định số 77/2008/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP (hình thức tuyên truyền, phổ biến; hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến Nghị định).

1.3. Tình hình triển khai Nghị định số 77/2008/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó quan tâm đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP và các điều kiện đảm bảo việc thi hành Nghị định (về nguồn tài chính, nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy).

2. Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật tại địa phương

2.1. Đánh giá chung

- Đánh giá về nhận thức chung của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật.

- Sự quan tâm của các Tỉnh ủy, Thành ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật.

- Đánh giá về đóng góp của hoạt động tư vấn pháp luật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức tại địa phương, giải quyết việc làm, đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tham gia trợ giúp pháp lý và hoà giải cơ sở.

2.2. Về đội ngũ thực hiện tư vấn pháp luật

- Thống kê, đánh giá về sự phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ thực hiện tư vấn pháp luật (có số liệu cụ thể từ năm 2015 đến nay).

- Xác định nguyên nhân của vướng mắc, hạn chế trong việc phát triển đội ngũ người thực hiện tư vấn pháp luật (cả về số lượng và chất lượng), chất lượng thực hiện tư vấn pháp luật.

2.3. Về tổ chức

- Về trụ sở, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của Trung tâm tư vấn pháp luật, sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của địa phương.

- Việc phát triển các Trung tâm tư vấn pháp luật tại địa phương (có số liệu cụ thể từ năm 2015 đến nay).

- Về mối quan hệ giữa Trung tâm tư vấn pháp luật với tổ chức chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

- Xác định nguyên nhân của vướng mắc, hạn chế trong tổ chức của các Trung tâm tư vấn pháp luật.

[...]