Công văn số 224/KL-TTPC về hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ về tổ chức điều tra hình sự của cơ quan kiểm lâm do Cục Kiểm lâm ban hành

Số hiệu 224/KL-TTPC
Ngày ban hành 10/03/2008
Ngày có hiệu lực 10/03/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Kiểm lâm
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KIỂM LÂM
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 224/KL-TTPC
V/v hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ về tổ chức điều tra hình sự của cơ quan kiểm lâm

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2008

 

Kính gửi:

- Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
- Các VQG trực thuộc,

 

Thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Những năm qua, cơ quan kiểm lâm đã phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý kịp thời nhiều hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định của Pháp luật, góp phần đấu tranh phòng ngừa và từng bước đẩy lùi tội phạm.

Để áp dụng thống nhất Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động điều tra hình sự của cơ quan kiểm lâm, Cục Kiểm lâm hướng dẫn áp dụng một số hoạt động nghiệp vụ về tổ chức điều tra hình sự của cơ quan kiểm lõm (kốm theo văn bản này).

Trong qúa trình thực hiện nếu cú vướng mắc, các đơn vị phản ỏnh về Cục Kiểm lõm để được hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (B/cáo)
- Thứ trưởng Hứa Đức Nhị(B/cáo)
- Vụ Pháp chế Bộ;
- Văn phòng Bộ;
- Các cơ quan Kiểm lâm vùng .
- Sở Nông nghiệp PTNT;
- Lưu
VT, TTPC.

CỤC TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

HƯỚNG DẪN

ÁP DỤNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VỀ ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM
Ban hành kèm theo
công văn số: 224/KL-TTPC ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Cục Kiểm lâm

A. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM

I. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM

Theo quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, thì cơ quan kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm, có thẩm quyền điều tra hình sự các tội quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 sau đây:

Điều 175. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

Điều 189. Tội huỷ hoại rừng.

Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên.

Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Đối với tội này cơ quan kiểm lâm chỉ xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 272. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịnh sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với tội này cơ quan kiểm lâm chỉ xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng.

II. PHẠM VI, QUYỀN HẠN THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM

1. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng (theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 là các tội thuộc khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 190, khoản 1 Điều 191 và khoản 1 Điều 272 Bộ luật hình sự năm 1999, được hướng dẫn theo các điều tương ứng tại Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC) trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch người phạm tội rõ ràng thì cơ quan kiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Đối với tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại khoản 3, Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC) hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp (là tội phạm mà hành vi phạm tội có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực mà theo luật định không thuộc thẩm quyền của cơ quan kiểm lâm), thì cơ quan kiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra hoặc làm văn bản chuyển hồ sơ đề nghị Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự: Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.

Trường hợp, những người có thẩm quyền trên vắng mặt, thì uỷ quyền bằng văn bản cho cấp phó của mình thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng.

B. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM

I. ĐỐI VỚI TỘI PHẠM ÍT NGHIÊM TRỌNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM NHƯ SAU:

[...]