Công văn 2155/BTNMT-TCMT năm 2022 hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Số hiệu 2155/BTNMT-TCMT
Ngày ban hành 27/04/2022
Ngày có hiệu lực 27/04/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Võ Tuấn Nhân
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2155/BTNMT-TCMT
V/v hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TN&MT

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2022

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 08 tháng 3 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (tại các Quyết định số 318/QĐ-TTg và Quyết định số 320/QĐ-TTg).

Để triển khai thực hiện các Quyết định nói trên, đồng thời đảm bảo tiến độ và tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao cấp huyện, xã trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đạt mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội và Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

Trong quá trình triển khai thực hiện hướng dẫn, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, đề nghị quý Cơ quan gửi văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Vụ Quản lý chất lượng môi trường, Tổng cục Môi trường, địa chỉ liên hệ: Phòng B308, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCMT(06).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN MỘT SỐ TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI/XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI/HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Công văn số 2155/BTNMT-TCMT ngày 27 tháng 04 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I.

NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Bám sát các yêu cầu, nội dung tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ1 trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện 02 Tiêu chí môi trường/Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm và Tiêu chí chất lượng môi trường sống trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2025, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thẩm quyền và phân công của Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 20252, trong đó tập trung hướng dẫn thực hiện, đánh giá các Tiêu chí môi trường/Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm và Tiêu chí chất lượng môi trường sống (theo nguyên tắc dẫn chiếu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành).

3. Kế thừa, phát huy các thành tựu, kết quả đạt được và khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng của giai đoạn 2010 - 2020, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn nhằm đạt mục tiêu xây dựng hạ tầng kinh tế nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV và Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của nội dung môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia từ cấp xã đến cấp huyện và theo 02 mức độ đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

5. Trên cơ sở triển khai thực hiện tại các địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

 

Phần II.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU THUỘC BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 3

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu chung

Chỉ tiêu theo vùng

Cơ quan được phân công hướng dẫn (theo Công văn số 1522/BNN-VPĐP)

Trung du miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn

Xã không thuộc khu vực III

≥45%

≥30%

(≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥55%

(≥40% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥45%

(≥20% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥45%

(≥25% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥30%

(≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥55%

(≥30% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥45% (≥30% từ hệ thống cấp nước tập trung)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xã khu vực III4

≥20%

(≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥55%

(≥40% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥35%

(≥15% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥35%

(≥20% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥20%

(≥10% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥55%

(≥30% từ hệ thống cấp nước tập trung)

≥45% (≥30% từ hệ thống cấp nước tập trung)

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

≥95%

≥90%

100%

≥95%

≥95%

≥90%

100%

≥95%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.3. Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17.4. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥2m2/ người

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố chỉ tiêu cụ thể

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

17.5. Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc

Bộ Xây dựng; Bộ Y tế

 

 

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

≥80%

≥70%

≥90%

≥75%

≥75%

≥70%

≥90%

≥85%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

17.8. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch3

≥85%

≥70%

≥90%

≥85%

≥85%

≥70%

≥90%

≥70%

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hướng dẫn nội dung “đảm bảo 3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ)

 

 

17.9. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

≥70%

≥60%

≥80%

≥70%

≥75%

≥60%

≥80%

≥70%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

17.10. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

17.11. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

≥30%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥50%

≥30%

≥65%

≥50%

≥50%

≥30%

≥65%

≥50%

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2. Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Hướng dẫn thực hiện

Hướng dẫn đánh giá

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường (BVMT)

1. Đối tượng/phạm vi

- “Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh5.

- “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn”6.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

(1) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường:

- Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch7.

- Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); cam kết BVMT, kế hoạch BVMT, Đề án BVMT được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có Báo cáo ĐTM; Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường được cấp có thẩm quyền cấp/tiếp nhận theo quy định8.

- Có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định9.

- Chất thải rắn (CTR), chất thải nguy hại (CTNH) được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao đến các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định10.

- Nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định11.

- Quản lý bụi, khí thải theo quy định12.

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật BVMT về thuế, phí, lệ phí.

- Ngoài ra, đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng:

+ Quy định về quản lý nhà nước hoạt động thủy sản13.

+ Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản theo quy định14.

+ Đáp ứng yêu cầu theo các quy định về điều kiện nuôi thủy sản như: QCVN 02-22:2015/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và BVMT; QCVN 02-19:2014/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, BVMT và an toàn thực phẩm; QCVN 01- 80:2011/BNNPTNT - Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - Điều kiện vệ sinh thú y15...

(2) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường16:

- Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch (nếu có)17.

- Có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định18.

- CTR, CTNH được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao đến các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định19.

- Nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định20.

- Quản lý bụi, khí thải theo quy định21.

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật BVMT về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

(3) Đối với làng nghề được công nhận :

- Có Quyết định công nhận làng nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt22.

- Có phương án BVMT làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt23.

- Có tổ chức tự quản về BVMT24.

- Có hạ tầng về BVMT làng nghề25, bao gồm:

+ Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề.

+ Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT.

+ Có điểm tập kết CTR đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT; khu xử lý CTR (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý CTR hoặc có phương án vận chuyển CTR đến khu xử lý CTR nằm ngoài địa bàn.

+ Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT. Công trình BVMT của cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định26;

+ Cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật BVMT năm 2020 và tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền27.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường (yêu cầu bắt buộc đạt 100%); cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường (không bao gồm cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế) và trong cụm công nghiệp.

- Không thống kê số lượng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp (được đưa vào đánh giá ở cấp huyện).

- Thống kê số lượng làng nghề được công nhận (bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề).

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT (%) = Số cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT / Tổng số cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề trên địa bàn x 100% (Tỷ lệ % và số lượng cụ thể).

1. Hồ sơ minh chứng đối với mục (1) và (2)

- Danh mục cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản (địa chỉ, loại hình/quy mô sản xuất.

- Quyết định phê duyệt hồ sơ môi trường (nếu có).

- Các hồ sơ minh chứng kết quả thực hiện công tác BVMT của cơ sở (nếu có)).

2. Hồ sơ minh chứng đối với mục (3)

- Văn bản công nhận làng nghề.

- Văn bản phê duyệt phương án BVMT làng nghề.

- Có/không có hạ tầng BVMT.

- Có/không có tổ chức tự quản BVMT làng nghề.

- Hồ sơ hạ tầng BVMT.

17.3. Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung

1. Đối tượng/phạm vi

- Cảnh quan không gian xanh: Đường xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn và các khu vực công cộng trồng cây xanh, cây bóng mát (chi tiết đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chỉ tiêu số 17.4).

- Cảnh quan không gian sạch: Đường trục thôn, liên thôn được trang bị thùng đựng rác hoặc bố trí điểm tập kết rác hợp lý28; kênh mương được vệ sinh, nạo vét, khơi thông dòng chảy, phát quang, kè bờ; không có hiện tượng tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung và rác thải dưới kênh mương thoát nước.

- Cảnh quan không gian đẹp: Đường trục thôn, liên thôn được trồng hoa hoặc cây cảnh; tỷ lệ hộ gia đình chỉnh trang nhà ở, cải tạo vườn tạp.

- An toàn: Hệ thống thoát nước được xây dựng đảm bảo an toàn cho người dân theo quy định29; khu vực, công trình công cộng có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cần được cảnh báo và thực hiện các biện pháp quản lý; có kế hoạch và thực hiện kế hoạch vệ sinh môi trường thường xuyên, định kỳ30.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

Có phương án và tổ chức thực hiện việc xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế, sinh thái, văn hóa của địa phương, có sự tham gia của cộng đồng, lồng ghép trong quy ước, hương ước, cụ thể:

(1) Đối với hệ thống cây xanh

- Đầu tư, hoàn thiện hệ thống cây xanh (gồm cả cây bóng mát, cây cảnh, cây hoa và thảm cỏ...) đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

+ Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; không gian xanh, bao gồm không gian xanh tự nhiên (rừng, đồi, núi, thảm thực vật ven sông, hồ và ven biển) và không gian xanh nhân tạo (công viên, vườn hoa, mặt nước...) phải được gắn kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn; kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ ngoài đồng ruộng, cây phòng hộ chống cát ven biển, cây chống xói mòn để tạo thành một hệ thống cây xanh trong xã.

+ Ưu tiên sử dụng các loại cây xanh bản địa, đặc trưng vùng miền và phù hợp với khu vực nông thôn, bảo vệ được các cây quý hiếm, cây cổ thụ có giá trị. Việc trồng cây không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không làm hư hại đến các công trình của nhân dân và các công trình công cộng (không trồng cây dễ đổ, gãy); không gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường (không tiết ra chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người); không trồng các loài cây thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại theo quy định31.

+ Ưu tiên trồng cây xanh ở các địa điểm công cộng như: Trụ sở xã, nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa thể thao, các chợ, cửa hàng dịch vụ...

(2) Đối với hệ thống ao, hồ sinh thái

Hệ thống ao, hồ sinh thái trong khu dân cư đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

- Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

- Tạo mặt bằng thoáng, điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan đẹp.

- Có khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản, tạo nguồn lợi kinh tế (nếu có).

- Nạo vét, tu bổ ao, hồ thường xuyên nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường; có rào chắn, biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ mất an toàn với người dân.

- Các đoạn sông, kênh, rạch trong xã không có mùi hôi thối, không ứ đọng rác thải; không có tên trong danh sách khu, điểm ô nhiễm môi trường do UBND tỉnh phê duyệt.

(3) Đối với đường làng ngõ xóm

- Các tuyến đường đã được betong hóa hoặc rải cấp phối, đảm bảo không lầy lội khi có mưa.

- Đã xây dựng hương ước về giữ gìn vệ sinh chung trong xã và các hộ gia đình.

- Các hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng có phủ cây xanh. Hàng rào bằng cây phải được cắt tỉa gọn gàng, không vươn ra đường gây cản trở giao thông.

- Các tuyến đường trong xã thông thoáng, không lấn chiếm lòng lề đường và không xả rác bừa bãi không đúng vị trí tập kết theo quy định.

- Tổ chức thu dọn vệ sinh, rác thải định kỳ (có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định).

(4) Đối với khu vực công cộng32

- Các khu vực công cộng (chợ, đường giao thông, công viên, khu vui chơi, giải trí, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà...) không có hiện tượng xả nước thải, CTR không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

- Đối với khuôn viên trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học và nhà văn hóa thôn, xóm phải được chỉnh trang, vệ sinh sạch sẽ, quy hoạch trồng cây xanh, cây hoa phù hợp cảnh quan và có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh an toàn.

- Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, BVMT nơi công cộng.

- Tăng cường cải tạo ao, hồ, khu vực công cộng... thành các khu vui chơi giải trí, khu vực tập thể dục, khu sinh hoạt cộng đồng, khu vực học bơi cho trẻ em.

1. Phương pháp đánh giá

- Số km đường xã. liên xã, đường trục thôn, liên thôn và các khu vực công cộng được trồng hoa, cây bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ... và được trang bị thùng đựng rác hoặc bố trí điểm tập kết rác hợp lý.

- Số km kênh mương được vệ sinh, nạo vét, khơi thông dòng chảy, phát quang, kè bờ.

- Diện tích trồng cây xanh ≥2m2/người.

- ≥70% số hộ gia đình có diện tích trồng cây xanh thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng có phủ cây xanh.

1. Hồ sơ minh chứng

- Văn bản về quy hoạch có liên quan.

- Quy ước, hương ước có nội dung về BVMT (nếu có).

- Quy định/quy chế về giữ gìn vệ sinh, BVMT nơi công cộng; kế hoạch vệ sinh môi trường định kỳ.

- Báo cáo kết quả thực hiện, bao gồm số liệu chi tiết.

- Hình ảnh minh họa kèm theo.

17.6. Tỷ lệ CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

1. Đối tượng/phạm vi

- CTR là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải33.

- CTR sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người34.

- CTR không nguy hại (CTR thông thường) là CTR không thuộc danh mục CTNH hoặc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng CTNH35.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- CTR sinh hoạt được thu gom, xử lý theo quy định (do người dân tự thu gom, xử lý hoặc/và do đơn vị có chức năng thu gom, xử lý):

+ Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt36.

+ Xử lý CTR sinh hoạt37.

- CTR không nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định:

+ Phân loại, lưu giữ, vận chuyển CTR công nghiệp thông thường38.

+ Xử lý CTR công nghiệp thông thường39.

+ Chất thải xây dựng40.

+ Phụ phẩm nông nghiệp41.

- UBND xã có tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại đến nhà máy xử lý hoặc bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

1. Phương pháp đánh giá

- Kiểm tra thực tế: Khảo sát các đường chính, các khu thương mại, các công viên, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng đảm bảo.

- Thống kê số hộ gia đình đăng ký thực hiện xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn.

- Thống kê khối lượng CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại trên địa bàn.

2. Phương pháp xác định

- Tỷ lệ rác sinh hoạt trên địa bàn được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng số hộ tham gia mạng lưới thu gom rác/ Tổng số hộ hiện có trên địa bàn x 100%.

- Tỷ lệ CTR không nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng khối lượng CTR không nguy hại được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng CTR không nguy hại phát sinh trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Kế hoạch/Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Danh sách hộ gia đình đăng ký thực hiện xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn.

- Báo cáo về công tác thu gom, xử lý chất thải CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại bao gồm: khối lượng CTR phát sinh, biện pháo thu gom, xử lý, đơn vị thu gom, xử lý.

17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng và CTR y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

1. Đối tượng/phạm vi

- CTR y tế và CTR y tế nguy hại42, bao gồm43:

+ Chất thải y tế thông thường.

+ CTNH không lây nhiễm.

+ Chất thải lây nhiễm.

- Bao bì thuốc BVTV44.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Thu gom, xử lý CTR y tế theo quy định45:

+ Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, CTR sinh hoạt và được quản lý như đối với CTR công nghiệp thông thường.

+ Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với CTR công nghiệp thông thường và CTR sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.

- Thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định46.

1. Phương pháp đánh giá

- Đối với CTR y tế: Thống kê khối lượng chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn.

- Đối với bao gói thuốc BVTV: Thống kê khối lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh tại các khu vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

2) Cách xác định

- Tỷ lệ chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải y tế và chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn x 100%.

- Tỷ lệ bao gói thuốc BVTV trên địa bàn thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV trên địa bàn được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh tế trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Kế hoạch/ Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý CTR được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Báo cáo về công tác thu gom, xử lý CTR y tế, bao gồm: Danh sách bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn khối lượng CTR phát sinh, biện pháp thu gom, xử lý, đơn vị thu gom, xử lý.

- Báo cáo về công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV.

17.8. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

1. Đối tượng/phạm vi

- Nhà tiêu.

- Nhà tắm.

- Thiết bị chứa nước sinh hoạt.

- Đảm bảo 3 sạch, bao gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động (Hội LHPN Việt Nam hướng dẫn nội dung này).

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo quy định về kỹ thuật theo QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh) với các nội dung chính sau:

+ Được xây dựng khép kín; chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường; không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không gây mùi hôi, khó chịu.

+ Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn).

- Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:

+ Nhà tắm kín đáo có tường bao, có mái che.

+ Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.

- Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:

+ Bể chứa phải có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

+ Sử dụng vật liệu làm bể chứa/dụng cụ chứa không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền, khuyến khích sử dụng bể chứa nước được xây bằng gạch hoặc bê tông; lu, sành, khạp, chum, vại; dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng innox, nhựa.

+ Bể, dụng cụ trữ nước sinh hoạt phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn.

+ Vệ sinh bể trữ, lu vại trước khi chứa nước và định kỳ 3 tháng 1 lần; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi.

1. Phương pháp đánh giá

- Thống kê hộ có và chưa có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (%) = Số hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch / Tổng số hộ dân trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Danh sách hộ có và chưa có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

17.11. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn

1. Đối tượng/phạm vi

- CTR sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau47:

+ CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế.

+ Chất thải thực phẩm.

+ CTR sinh hoạt khác.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh CTR sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thực hiện quản lý như sau48:

+ Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

+ CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt.

+ Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt.

+ CTR sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt.

- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển CTR sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt49.

- UBND xã tổ chức triển khai hoạt động phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn theo quy định50, trong đó UBND xã hướng dẫn cụ thể việc phân loại thông qua tuyên truyền, vận động hoặc đưa vào quy ước, hương ước của địa phương.

1. Phương pháp đánh giá

- Số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã (không bao gồm phường, thị trấn).

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn (%) = Số hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn / Tổng số hộ dân trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Báo cáo kết quả thực hiện, kèm theo số liệu chi tiết.

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

1. Đối tượng/phạm vi

- Chất thải nhựa51, bao gồm:

+ Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm (trừ sản phẩm gắn kèm không thể thay thế) bao gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra môi trường52.

+ Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE), Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp CTR)53.

- Nguồn gốc phát sinh chất thải nhựa54:

+ Từ hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (nếu có).

+ Từ hoạt động kinh tế trên biển (du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản...) (nếu có).

+ Tự hoạt động sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình, cá nhân, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và từ các khu vực công cộng.

2. Yêu cầu/quy định cụ thể

- Chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định55:

+ Tổ chức, cá nhân không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

+ Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật; chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định.

+ Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ biển, từ hoạt động kinh tế trên biển (kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản...) phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định (áp dụng đối với danh mục A.3. Bao bì nhựa tại Phụ lục 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT)56.

+ Có xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoặc mô hình thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa; hướng dẫn, tuyên truyền vận động người dân thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa.

1. Phương pháp đánh giá

- Chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn theo các nguồn được nêu tại mục 1.

2. Phương pháp xác định

Tỷ lệ chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý (%) = Khối lượng chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn x 100%.

1. Hồ sơ minh chứng

- Báo cáo kết quả thực hiện, kèm số liệu chi tiết.

Ghi chú:

- UBND xã tự đánh giá mức độ đạt được, có tham khảo và thống nhất với các đơn vị có liên quan (Phòng TN&MT huyện, thị xã, thành phố; Phòng NN&PTNT huyện/Phòng Kinh tế đối với thị xã, thành phố; Trạm Y tế xã; Tổ, đội thu gom rác...) và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.

- UBND huyện thẩm tra kết quả/báo cáo của UBND xã.

Phần III.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ