BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1990/TCHQ-GSQL
V/v xử lý vướng mắc thực hiện công văn
7900/TCHQ-GSQL
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 03 năm 2017
|
Kính gửi: Cục
Hải quan các tỉnh, thành phố.
Trong quá trình thực hiện hướng dẫn tại công văn số
7900/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2016 về việc chấn chỉnh công tác quản lý giám sát hàng
hóa vận chuyển chịu sự giám sát, Tổng cục Hải quan đã nhận được phản ánh về một
số vướng mắc phát sinh liên quan của các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Về vấn
đề này, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đồng chí Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh,
thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc thực hiện theo các nội dung
hướng dẫn như sau:
1. Người khai hải quan đối với tờ khai vận chuyển độc
lập:
Nhằm xác định đúng đối tượng được phép khai báo
trên tờ khai vận chuyển độc lập theo từng loại hình hàng hóa và hướng dẫn người
khai phải chịu trách nhiệm đối với các nội dung khai báo của mình trên tờ khai
vận chuyển độc lập, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo
đúng hướng dẫn về người khai hải quan tại điểm 2 phần II công
văn hướng dẫn 7900/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2016.
2. Thời điểm thực hiện xác nhận
hàng hóa vận chuyển đi (BOA):
Thực hiện nghiệp vụ BOA trên Hệ thống sau khi công
chức hải quan đã niêm phong hải quan (nếu có), ký tên, đóng dấu công chức, ghi
ngày tháng, năm xác nhận trên Thông báo phê duyệt vận chuyển.
Trường hợp số lượng hàng hóa/container thực tế vận
chuyển đi có sự thay đổi (ít hơn) so với số lượng hàng hóa/container đã được cơ
quan hải quan phê duyệt vận chuyển đi tại Thông báo phê duyệt vận chuyển:
2.1. Trách nhiệm của người khai hải quan:
Có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng
hóa vận chuyển đi, (trong đó giải trình rõ lý do thay đổi số lượng hàng
hóa/container, dự kiến thời gian vận chuyển đi của số lượng hàng hóa/container
còn lại) để cơ quan hải quan xem xét, xác nhận thực tế số lượng hàng
hóa/container vận chuyển đi.
2.2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đi:
Trên cơ sở văn bản thông báo do người khai hải quan
gửi đến, Chi cục Hải quan nơi hàng vận chuyển đi thực hiện:
- Xem xét lý do giải trình tại văn bản thông báo của
người khai hải quan để xác nhận cho phép vận chuyển đi đối với số lượng hàng
hóa/container thực tế qua khu vực giám sát;
- Thực hiện việc xác nhận trên văn bản thông báo do
người khai xuất trình bằng cách ký tên,
đóng dấu công chức, ghi rõ ngày, tháng, năm;
- Lưu 01 bản sao văn bản thông báo có dấu xác nhận
và chuyển bản chính văn bản thông báo cho người vận chuyển để xuất trình cho
Chi cục Hải quan nơi hàng vận chuyển đến;
- Thực hiện nghiệp vụ BOA trên Hệ thống sau khi
chuyến hàng/container cuối cùng của lô hàng vận chuyển đi.
2.3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng vận
chuyển đến:
- Kiểm tra, đối chiếu văn bản thông báo của người
khai hải quan đã có xác nhận của cơ quan Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi với
số lượng hàng hóa/container thực tế vận chuyển đến;
- Ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng, năm
xác nhận trên văn bản thông báo do người khai xuất trình. Trường hợp có nghi vấn
thì trao đổi thông tin với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để làm
rõ;
- Fax hồi báo cho Chi cục hải quan nơi hàng hóa vận
chuyển đi để biết thông tin về lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
- Thực hiện nghiệp vụ BIA trên Hệ thống sau khi
chuyến hàng/container cuối cùng của lô hàng vận chuyển đến.
3. Khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo từng lần
vận chuyển:
Trường hợp lô hàng được vận chuyển nhiều chuyến thì
người khai hải quan được lựa chọn khai báo tờ khai vận chuyển độc lập một lần
cho cả lô hàng hoặc khai báo tờ khai vận chuyển độc lập cho từng lần vận chuyển
nhưng phải đảm bảo thời gian vận chuyển như sau: Đối với các tuyến đường vận
chuyển không quá 500km thì thời gian vận chuyển tối đa là 02 ngày, đối với các
tuyến đường vận chuyển trên 500km thì thời gian vận chuyển tối đa không quá 05
ngày.
Trường hợp vượt quá thời gian đăng ký vận chuyển,
người khai hải quan có văn bản giải trình và giao Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan nơi hàng hóa vận chuyển đi xem xét, giải quyết.
4. Đối tượng thực hiện trách nhiệm thông báo cho
Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi trong trường hợp xảy ra bất khả
kháng hoặc trường hợp doanh nghiệp vi phạm vận chuyển theo hướng dẫn tại điểm 2.3 mục II công văn số 7900/BTC-TCHQ:
4.1. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa chịu sự
giám sát hải quan nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng (tai nạn, tắc đường), người
khai hải quan phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận
chuyển để theo dõi (văn bản thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian dự kiến gia
hạn vận chuyển):
a) Trường hợp được sự đồng ý của Chi cục Hải quan
nơi hàng hóa vận chuyển đi thì Chi cục đóng dấu xác nhận đồng ý vào văn bản do
doanh nghiệp gửi và fax cho Chi cục Hải quan nơi đến đến theo dõi và lưu hồ sơ.
b) Trường hợp không được sự đồng ý của Chi cục hải
quan nơi hàng hóa vận chuyển đi thì Chi cục có văn bản phản hồi nêu rõ lý do
không chấp nhận.
4.2. Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm việc
vận chuyển hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi hàng vận chuyển đi và Chi cục Hải
quan nơi hàng vận chuyển đến phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục
Hải quan để xử lý.
Trường hợp phát hiện doanh nghiệp không vận chuyển
đúng tuyến đường thì đơn vị phát hiện ra phối hợp với đơn vị liên quan để xử
lý.
5. Thời gian vận chuyển hàng hóa vận chuyển chịu sự
giám sát hải quan:
Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại công văn
7900/TCHQ-GSQL, trường hợp xảy ra bất khả kháng thì yêu cầu doanh nghiệp có văn
bản giải trình và giao Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển
đi xem xét, giải quyết.
6. Nộp bản sao vận tải đơn trong bộ hồ sơ hải quan
đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan:
Trường hợp tờ khai vận chuyển độc lập được phân luồng
2 và thông tin về hàng hóa đã được khai đầy đủ trên bản lược khai hàng hóa (E
manifest) thì không yêu cầu người khai hải quan nộp bản sao vận đơn trong bộ hồ
sơ hải quan. Công chức hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin khai
báo của người khai hải quan trên tờ khai vận chuyển độc lập với thông tin về
hàng hóa trên E-manifest. Qua kiểm tra, đối chiếu nếu phát hiện thông tin không
thống nhất giữa thông tin trên E- manifest và thông tin trên tờ khai vận chuyển
độc lập thì công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan phải điều chỉnh
thông tin trên E manifest. Công chức hải quan chỉ phê duyệt sau khi người khai
hải quan thực hiện điều chỉnh phù hợp trên E-manifest.
7. Vướng mắc đối với lô hàng đã thực hiện hiện nghiệp
vụ BIA nhưng hàng không xuất khẩu mà được vận chuyển về kho CFS hoặc vận chuyển
sang cảng khác để xuất khẩu:
Trường hợp lô hàng sau khi đã qua khu vực giám sát
và đã thực hiện nghiệp vụ BIA nhưng hàng không xuất khẩu mà được vận chuyển về
kho CFS hoặc vận chuyển sang cảng khác để xuất khẩu thì yêu cầu người khai hải
quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập từ nơi hàng đi tiếp theo đến nơi hàng đến
tiếp theo như sau:
7.1. Hồ sơ hải quan:
- Tờ khai vận chuyển độc lập theo các tiêu chí
thông tin quy định tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư Thông tư
38/2015/TT-BTC;
- Văn bản nêu rõ lý do hàng không xuất khẩu mà được
vận chuyển về kho CFS hoặc vận chuyển sang cảng khác để xuất khẩu;
- Tờ khai vận chuyển độc lập đối với lô hàng từ kho
CFS đến cửa khẩu xuất đã hoàn thành thủ tục.
7.2. Thủ tục hải quan:
Thực hiện theo quy định tại Điều 51
Thông tư 38/2015/TT-BTC.
7.3. Thực hiện hủy tờ khai xuất khẩu theo quy định
tại Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
8. Về niêm phong hải quan đối với hàng hóa khai báo
tờ khai vận chuyển độc lập:
Thực hiện theo đúng quy định tại tiết
c.1.2 điểm c mục 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ
Tài chính, tiết c.1 điểm c Điều 41 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ
ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan. Sau khi thực hiện niêm phong hải quan (nếu
có) thì công chức hải quan ghi số niêm phong hải quan tại Thông báo phê duyệt vận
chuyển, ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm xác nhận trên Thông
báo phê duyệt vận chuyển (người khai không phải thực hiện khai bổ sung số hiệu
niêm phong, số chì hải quan trên hệ thống).
9. Vướng mắc thủ tục đối với tàu tại cảng dầu khí
ngoài khơi tại Chi cục Hải quan Bình Thuận:
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư
số 69/2016/TT-BTC ngày 06/5/2016 của Bộ Tài chính thì địa điểm làm thủ tục
hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu là Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. Do vậy,
trường hợp Chi cục Hải quan Bình Thuận không phải là cửa khẩu xuất khẩu hàng
hóa là dầu thô khai thác tại các cảng dầu khí ngoài khơi thì chỉ chịu trách nhiệm
làm thủ tục chuyển cảng cho tàu theo đúng quy định, hàng hóa trên tàu được làm
thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất và công tác giám sát hàng
hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
10. Khai sửa đổi, bổ sung tờ khai vận chuyển độc lập:
Trường hợp hàng hóa/container hàng hóa đã được vận
chuyển đi nhưng người khai hải quan chưa thực hiện việc khai bổ sung thì Chi cục
Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho
Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến về tình trạng lô hàng để kịp thời
phối hợp, giám sát.
11. Về kiến nghị bổ sung thêm chức năng xác nhận
hàng đến khu vực giám sát hải quan tại Chi cục Hải quan nơi hàng vận chuyển đến
trên hệ thống E-customs đối với hàng xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ:
Hiện nay, trên hệ thống E-customs chưa hỗ trợ chức
năng xác nhận hàng đã đến khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất đối với
hàng hóa vận chuyển độc lập, do vậy đối với kiến nghị trên, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu triển khai
trong thời gian tới. Trong khi Hệ thống chưa hỗ trợ chức năng xác nhận điện tử,
công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm xác nhận trên
trang đầu tiên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển khi hàng hóa qua khu vực
giám sát và fax cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để xác nhận
hàng đã đến khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất theo đúng hướng dẫn tại điểm b.1 Khoản 2 Điều 41 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ.
12. Về kiến nghị bổ sung chức năng để người khai hải
quan tra cứu thông tin lô hàng đã được thực hiện nghiệp vụ BIA:
Tổng cục Hải
quan ghi nhận ý kiến trên và sẽ đưa vào nội dung Đề án “Nâng cấp hệ thống thông
quan điện tử tập trung đáp ứng Luật Hải quan năm 2014’’
13. Một số nội dung khác tại công văn số
7900/TCHQ-GSQL:
- Sửa đổi nội dung tiết b điểm 1.3
Mục II công văn số 7900/TCHQ-GSQL thành: “Chi cục Hải quan nơi vận chuyển
đến: thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, điểm 1.2 nêu trên”.
- Sửa nội dung tại điểm 2.1 Mục II
công văn số 7900/TCHQ-GSQL thành: “Không tiếp nhận tờ khai vận chuyển độc
lập khai báo thiếu thông tin, khai không đúng hàng hóa được áp dụng vận chuyển
độc lập quy định tại tiết a khoản 1 Điều 51 Thông tư
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2016.”
Tổng cục Hải quan có ý kiến như trên để Cục Hải
quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Cục trưởng (để b/cáo);
- Lưu: VT, GSQL (03b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|