Công văn 1932/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2017 hướng dẫn một số nội dung cần lưu ý trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với doanh nghiệp khởi nghiệp do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 1932/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
Ngày ban hành 07/06/2017
Ngày có hiệu lực 07/06/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Đặng Thanh Sơn
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1932/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
V/v hướng dẫn một số nội dung cần lưu ý trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với doanh nghiệp khởi nghiệp

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2017

 

Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Nhằm tiếp tục triển khai toàn diện, hiệu quả Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2017 (ban hành kèm theo Quyết định số 108/QĐ-BTP ngày 23/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), trong quá trình tổ chức hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật (kiểm tra, điều tra, khảo sát, tọa đàm) liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa phương, Bộ Tư pháp đề nghị Quý Sở chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tập trung tổng hợp, phân tích, đánh giá một số nội dung chủ yếu sau đây:

1. Về hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thành lập

- Các giải pháp thúc đẩy việc chuyn đi từ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp;

- Các loại giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký, thành lập doanh nghiệp;

- Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh;

- Chi phí phục vụ việc đăng ký, thành lập doanh nghiệp;

- Các loại giấy phép đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

- Sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền địa phương khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu đăng ký, thành lập doanh nghiệp.

2. Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, khai thác nguồn vốn

- Việc bố trí, phân bổ nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;

- Thủ tục hành chính khi vay vốn tại ngân hàng;

- Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn, thế chấp tài sản để vay vốn, bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp tại địa phương;

- Việc minh bạch các thủ tục, quy định về điều kiện cho vay để tăng cường tiếp cận vốn cho doanh nghiệp;

- Việc quản lý, sử dụng các Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương;

- Chi phí, thời gian dành cho việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến vốn;

- Những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn.

3. Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, khai thác nguồn lực về khoa học kỹ thuật

- Quy trình, thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp;

- Việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách địa phương khuyến khích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất của doanh nghiệp;

- Việc rà soát, sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy trình đánh giá sự phù hợp, hợp chun, tạo điều kiện thuận lợi để thương mại hóa sản phẩm của doanh nghiệp;

- Việc quản lý, sử dụng các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia...;

- Những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp khi tiếp cận khoa học kỹ thuật.

4. Về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, khai thác nguồn nhân lực

- Việc tạo điều kiện hỗ trợ, đào tạo nguồn lao động tại doanh nghiệp;

- Việc hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động;

- Nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp;

- Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc đào tạo, sử dụng người lao động (năng lực, trình độ của người lao động).

[...]