Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 174/NHNN-TD của Ngân hàng Nhà nước về việc xử lý nợ quá hạn khó đòi tồn đọng không có tài sản đảm bảo theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ

Số hiệu 174/NHNN-TD
Ngày ban hành 21/02/2002
Ngày có hiệu lực 21/02/2002
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Trần Minh Tuấn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do – Hạnh phúc

SỐ 174/NHNN-TD

Hà nội, ngày 21 tháng 02 năm 2002

 

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 174/NHNN-TD NGÀY 21 THÁNG 02 NĂM 2002 VỀ VIỆC XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN KHÓ ĐÒI TỒN ĐỌNG KHÔNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO THEO QĐ 149/2001/QĐ-TTG NGÀY 5/10/2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.

Kính gửi: Tổng giám đốc các Ngân hàng thương mại Nhà nước.

Để triển khai thực hiện Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ "về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại"; Thông báo số 14/TB-VPCP ngày 23/01/2002 của Văn phòng Chính phủ "Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại về phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại Nhà nước"; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Tổng giám đốc các Ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ đạo việc thực hiện xử lý nợ quá hạn khó đòi tồn đọng không có tài sản đảm bảo như sau:

I/ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi xử lý

Các khoản nợ tồn  đọng có dư nợ đến 31/12/2000 hiện còn dư nợ đến thời điểm xử lý, bao gồm: các khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi nợ và các khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động.

2. Đối tượng được áp dụng:

Chỉ áp dụng đối với ngân hàng thương mại Nhà nước (gọi tắt là ngân hàng thương mại).

II/ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ

1. Đối với nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi nợ.

Đây là những khoản nợ đến nay khong còn đối tượng để thu hồi, các ngân hàng thương mại phân loại nợ, hoàn chỉnh hồ sơ nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu nợ trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại xem xét báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xử lý nợ.

2. Đối với nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động.

Đây là các khoản nợ còn đối tượng để thu hồi, các Ngân hàng thương mại phân loại, lập hồ sơ và xử lý nợ theo các biện pháp thích hợp; Cục thể: cho phép các Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các Ngân hàng thương mại thực hiện một số biện pháp sau:

- Bán lại nợ để thu hồi nợ theo quy chế mua bán nợ thông thường.

- Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được chuyển nhượng phần vốn góp này. Trong trường hợp này ngân hàng thương mại phải dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ tương ứng với phần nợ đã chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp và phải bảo đảm tỷ lệ vốn góp theo quy định của pháp luật.

- Đánh giá lại khoản nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước nhằm xác định giá trị thực còn của khoản nợ để xử lý, các Ngân hàng thương mại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; Tuy nhiên, để việc xử lý nợ được nhanh chóng, yêu cầu các Ngân hàng thương mại Nhà nước chủ động lập phương án xử lý khoản nợp này báo cáo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính để tổng hợp trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.

- Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, được cơ cấu lại nợ bằng các hình thức thích hợp như: giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư thêm.

III/ HỒ SƠ PHÁP LÝ, THỦ TỤC XỬ LÝ NỢ:

1. Đối với nợ tồn động không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi nợ:

a/ Đối với các khoản nợ đã được khoanh nợ:

- Căn cứ hồ sơ xử lý khoanh nợ đã được Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, các Ngân hàng thương mại rà soát lại các khoản nợ đã được khoanh nợ có dư nợ đến 31/12/2000 hiện còn dư nợ đến thời điểm xử lý để tổng hợp, báo cáo về Ngân hàng Nhà nước.

- Trong trường hợp hồ sơ khoanh nợ chưa có văn bản chứng minh không còn đối tượng để thu nợ thì cãc Ngân hàng thương mại phải bổ sung một trong các loại văn bản sau:

+ Quyết định giải thể doanh nghiệp và phương án giải thể doanh nghiệp, báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp (nếu có);

+ Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp;

+ Trong trường hợp khách hàng đã giải thể, tự giải thể nhưng do một số điều kiện cụ thể không có quyết định giải thể, phương án giải thể doanh nghiệp, báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp thì phải có văn bản xác nhận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp nơi doanh nghiệp trước đây đóng trụ sở chính.

+ Các giấy tờ chứng minh người vay chết, mất tích có xác nhận của Uỷ ban nhân dân, cơ quan công an cấp xã, phường.

- Biểu tổng hợp đề nghị xử lý nợ do Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập có xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Biểu 1A).

[...]