Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn 1566/UBND-KHĐT về chỉ đạo thực hiện sau kiểm tra công tác giao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước năm 2023 của các quận, huyện, thị xã do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 1566/UBND-KHĐT
Ngày ban hành 26/05/2023
Ngày có hiệu lực 26/05/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Hà Minh Hải
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1566/UBND-KHĐT
V/v chỉ đạo thực hiện sau kiểm tra công tác giao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước năm 2023 của các quận, huyện, thị xã

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

Ủy ban nhân dân Thành phố nhận được Báo cáo số 226/BC-KH&ĐT ngày 15-05-2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết quả kiểm tra công tác giao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước năm 2023 của các quận, huyện, thị xã. Trên cơ sở kết quả kiểm tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố có một số nội dung chỉ đạo như sau:

I. Về Kế hoạch năm 2023 của Thành phố và quận, huyện, thị xã giao

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Thành phố giao đầu năm

Quận, huyện, thị xã giao

Ghi chú

1

Chỉ tiêu KT-XH

Chỉ tiêu

15

13-81

Tùy tính chất đặc thù địa phương bổ sung 1-69 chỉ tiêu so với Thành phố giao

2

Kế hoạch đầu tư NSNN

Tỷ đồng

46.946,267

 

 

 

Trong đó: giao cấp huyện (đã bao gồm ngân sách cấp Thành phố hỗ trợ có mục tiêu)

Tỷ đồng

26.181,448

31.623,403

+5.441,955

-

Nguồn ngân sách cấp huyện

Tỷ đồng

19.919.898

25.361,853

+ 5.441,955

+

Nguồn XDCB tập trung phân cấp

Tỷ đồng

8.138.898

8.138,898

 

+

Nguồn tiền sử dụng đất

Tỷ đồng

11.721,000

15.714,687

+3.993,687

+

Nguồn đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, phí thắng cảnh chùa Hương

Tỷ đồng

60,000

100,700

+40,700

+

Nguồn cải cách tiền lương

Tỷ đồng

Thành phố cho phép 09 quận được sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi đầu tư phát triển với kinh phí là 2.150 tỷ đồng.

590,162

+590,162

+

Nguồn kết dư

Tỷ đồng

 

817,406

+817,406

-

Nguồn hỗ trợ bổ sung có mục tiêu (bao gồm chương trình mục tiêu)

Tỷ đồng

6.261,550

6.261,550

 

II. Kết quả giao Kế hoạch năm 2023 của các quận, huyện, thị xã

1. Kết quả đạt được

- Về thời gian giao Kế hoạch: UBND các quận, huyện, thị xã đã triển khai giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc trước ngày 31/12/2022 đảm bảo theo quy định.

- Về chỉ tiêu kinh tế xã hội: các quận, huyện, thị xã giao đủ số lượng chỉ tiêu Thành phố giao và tùy theo tính chất đặc thù mỗi địa phương, 26/30 đơn vị giao thêm chỉ tiêu so với Thành phố giao và 29/30 đơn vị giao chỉ tiêu cao hơn Thành phố giao. Điều này phản ánh sự nghiêm túc triển khai thực hiện và thể hiện sự quyết tâm cao của chính quyền địa phương trong việc phấn đấu và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 và chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2025. Một số đơn vị đã quan tâm cân đối nguồn lực bố trí cho các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cần nguồn lực đầu tư như chỉ tiêu: Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm; duy trì tỷ lệ xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Số xã được công nhận đạt tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu tăng thêm.

- Về giao Kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước: Việc giao kế hoạch đầu tư công năm 2023 của các quận, huyện, thị xã cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, trong đó có một số đơn vị giao kế hoạch vốn đầu tư cao hơn Thành phố giao từ nguồn thu từ đất, kết dư ngân sách, sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư chưa sử dụng.

2. Tồn tại, hạn chế: Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, việc giao kế hoạch năm 2023 của các quận, huyện thị xã còn một số tồn tại:

a) Về thời gian giao Kế hoạch:

- Về Nghị quyết giao dự toán ngân sách năm 2023 của HĐND cấp huyện: Còn 04 quận, huyện (Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Sóc Sơn) ban hành chậm theo quy định tại Điều 44 Luật Ngân sách Nhà nước.

- Xã, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2023

+ HĐND của 170 xã, thị trấn của 14 huyện, thị xã ban hành dự toán ngân sách chậm theo quy định.

+ UBND của 08 xã, thị trấn của 04 huyện, thị xã giao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và 06 xã, thị trấn của 04 huyện, thị xã giao Kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước chậm theo quy định.

b) Về chỉ tiêu kinh tế - xã hội: Một số đơn vị giao thêm chỉ tiêu còn mang tính thành tích, có phần hình thức, hoặc trùng lặp, chưa bám sát tình hình1. Một số chỉ tiêu giao cao hơn Thành phố giao, phản ánh chưa thực chất2. Một số số liệu kết quả thực hiện năm 2022 chưa thống nhất số liệu báo cáo với sở ngành3.

c) Về giao Kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước: Vẫn còn một số đơn vị:

(1) Chưa phân bổ hết vốn kế hoạch đầu tư công cho các nhiệm vụ, dự án so với Kế hoạch vốn Thành phố giao (07 quận, huyện, thị xã: Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thanh Oai) hoặc so với Kế hoạch vốn cấp huyện giao thêm (06 quận, huyện: Tây Hồ, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Thanh Trì, Ứng Hòa).

(2) Chưa hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc, điều kiện bố trí kế hoạch vốn: còn 01 huyện (Phú Xuyên) bố trí kế hoạch vốn cho một số dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, 02 quận, huyện (Hà Đông, Chương Mỹ) bố trí vốn chưa phù hợp với kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025, 03 quận, huyện (Bắc Từ Liêm, Long Biên, Thạch Thất) bố trí kế hoạch vốn có lũy kế giải ngân đến hết năm 2022 và kế hoạch vốn năm 2023 vượt TMĐT, 15 đơn vị bố trí vốn cho một số dự án có thời gian thực hiện đến hết năm 2022 nhưng chưa thực hiện điều chỉnh dự án, 01 huyện (Ba Vì) giao thêm kế hoạch vốn từ nguồn vốn chưa có trong dự toán Thành phố giao và huyện giao năm 2023.

(3) Một số đơn vị chưa đối ứng hoặc chưa bố trí đủ vốn đối ứng ngân sách Thành phố hỗ trợ đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2023 theo Kế hoạch Thành phố giao. Tỷ lệ bố trí vốn đối ứng của các đơn vị trong năm 2021, 2022 và đầu năm 2023 chưa tương ứng với tỷ lệ Thành phố đã hỗ trợ và chưa đáp ứng đủ vốn trách nhiệm của ngân sách cấp huyện để hoàn thành dự án (08 huyện bố trí đối ứng còn thấp: Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa).

(4) Chưa tuân thủ biểu mẫu quy định (thiếu cột kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, lũy kế giải ngân, công trình hoàn thành; chưa sắp xếp đúng thứ tự các lĩnh vực và chưa phân loại ngành cụ thể trong lĩnh vực kinh tế...).

(5) Chưa nhập đầy đủ kế hoạch vốn cấp huyện (vốn phân cấp, vốn hỗ trợ mục tiêu và các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia) trên Hệ thống đầu tư liên ngành;

(6) Chưa bố trí vốn hoàn trả kinh phí đã ứng từ Quỹ Đầu tư phát triển của Thành phố: Có 06 quận, huyện (Nam Từ Liêm, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ứng Hòa) chưa bố trí hoàn trả Quỹ.

III. Khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác giao kế hoạch

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác giao kế hoạch và để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã một số nội dung sau:

1. Đối với các quận, huyện, thị xã

1.1. Về thời gian giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2023

Thời gian giao dự toán ngân sách năm cần tuân thủ quy định tại khoản 6, 7 Điều 44 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015:

[...]