Công văn 15111/BTC-TCDN năm 2018 về tỷ lệ vốn nhà nước trong công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 15111/BTC-TCDN
Ngày ban hành 05/12/2018
Ngày có hiệu lực 05/12/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Đức
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15111/BTC-TCTD
V/v kiến nghị của Công ty Luật Thế Kỷ XXI

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2018

 

Kính gửi: Công ty Luật Thế kỷ XXI

Trả lời công văn số CV/08/2018/TV ngày 16/10/2018 của Công ty Luật Thế kỷ XXI, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

I. Quy định ca pháp luật có liên quan:

1. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội quy định:

- Khoản 8 Điều 4: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nm giữ 100% vốn điều lệ”

- Khoản 8 Điều 7 quy định quyền của doanh nghiệp gồm: "Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản ca doanh nghiệp".

- Điều 36 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau: “Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyn quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty….

Xét về cơ cấu tổ chức quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:

+ Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý với loại hình công ty TNHH một thành viên theo một trong hai mô hình quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên).

+ Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ: Việc tổ chức, quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần (khoản 2 Điều 88). Theo đó, đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước thì Nhà nước với tư cách là cổ đông hoặc thành viên góp vốn như các cổ đông, thành viên góp vốn khác.

2. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội quy định tại khoản 3, khoản 8 Điều 3:

“3. Đầu tư vn nhà nước vào doanh nghiệp là việc nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do nhà nước quản lý đ đầu tư vào doanh nghiệp.

8. Vn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vn tiếp nhận có nguồn từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn khác được nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.”

3. Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định:

- Khoản 2 Điều 2:

“2. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nm giữ 100% vn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vn điều lệ.”

- Khoản 5, khoản 6 Điều 4:

“5. Vn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác là vốn nhà nước đầu tư tại công ty c phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do cơ quan đại diện chủ sở hữu làm chủ sở hữu phần vốn góp.

6. Vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là vn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty c phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.”

II. Căn cứ các quy định nêu trên và nội dung công văn số CV/08/2018/TV ngày 16/10/2018 của Công ty Luật Thế kỷ XXI thì:

- Phần vốn Nhà nước đầu tư tại Công ty cổ phần B, Nhà nước nắm giữ 97,88% vốn điều lệ đã trở thành tài sản được xác lập quyền sở hữu của công ty cổ phần, công ty cổ phần có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt cho mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Việc Công ty cổ phần B đầu tư vào Công ty cổ phần A (do Công ty B nắm giữ 51 % vốn điều lệ) là việc đầu tư vốn của công ty cổ phần này vào công ty cổ phần khác. Phần vốn của Công ty cổ phần B sử dụng để đầu tư vào các công ty khác bao gồm vốn nhà nước đầu tư vào Công ty cổ phần B, vốn của các cổ đông khác, vn vay, vốn huy động... Do đó, không thể xác định được tỷ lệ vốn nhà nước tại Công ty cổ phần A. Tuy nhiên, căn cứ vào lợi ích của chủ sở hữu tại công ty cổ phần có thể thấy lợi ích của cổ đông là Nhà nước là khá lớn khi nắm giữ 97,88% cổ phần tại Công ty cổ phần B. Trong khi Công ty cổ phần B lại đang nm giữ 51% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần A. Vì vậy, khi xem xét các vấn đề liên quan đến tài chính tại Công ty cổ phần A cần chú ý đến lợi ích của cổ đông Nhà nước thông qua lợi ích của Công ty cổ phần B là doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.

Bộ Tài chính trả lời Công ty Luật Thế kỷ XXI./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- VPCP (để công khai
cổng thông tin điện tử);
- Phòng TM&CNVN (để tổng hợp);
- Lưu: VT, Cục TCDN.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG
CỤC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Phạm Văn Đức

 

[...]