Công văn 14424/BTC-NSNN nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 của tỉnh Lạng Sơn do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 14424/BTC-NSNN |
Ngày ban hành | 28/12/2023 |
Ngày có hiệu lực | 28/12/2023 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Võ Thành Hưng |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14424/BTC-NSNN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Trả lời Văn bản số 1352/UBND-KT ngày 04/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương (CCTL) năm 2023 (địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về số liệu báo cáo), Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
I. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL năm 2023 theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng của Tỉnh là 681.782 triệu đồng, gồm:
1. Nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện CCTL theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, Nghị định số 108/2021/NĐ-CP và Nghị định số 42/2023/NĐ-CP của Chính phủ là 473.980 triệu đồng, gồm:
- Quỹ tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp là 390.536 triệu đồng;
- Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã là 48.776 triệu đồng;
- Hoạt động phí tăng thêm đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là 1.188 triệu đồng;
- Quỹ trợ cấp tăng thêm đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP và Nghị định số 42/2023/NĐ-CP của Chính phủ là 12.041 triệu đồng;
- Kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn và tổ dân phố là 20.243 triệu đồng;
- Kinh phí tăng thêm để thực hiện phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp theo Quy định số 169-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương là 1.099 triệu đồng;
- Kinh phí tăng thêm thực hiện chế độ bồi dưỡng phục vụ hoạt động cấp ủy thuộc cấp tỉnh theo Quy định 09-QĐ/VPTW của Ban Chấp hành Trung ương là 97 triệu đồng.
2. Kinh phí thực hiện một số khoản phụ cấp, trợ cấp khác là 207.802 triệu đồng, gồm:
- Phụ cấp ưu đãi tăng thêm đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP của Chính phủ là 145.739 triệu đồng (năm 2022 là 70.367 triệu đồng, năm 2023 là 75.372 triệu đồng);
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020, Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ là 23.870 triệu đồng[1]. Đối với kinh phí tinh giản biên chế, theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP của Chính phủ: “Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm Căn cứ Kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế...”. Tuy nhiên, đến nay Bộ Nội vụ chưa có văn bản thông báo về việc kiểm tra danh sách tinh giản biên chế đợt II năm 2023 của Tỉnh. Vì vậy, Bộ Tài chính xác định số kinh phí thực hiện trên cơ báo cáo của địa phương và chế độ quy định. Sau khi có ý kiến thẩm định về đối tượng của Bộ Nội vụ, đề nghị Tỉnh báo cáo chính thức để Bộ Tài chính xử lý thừa, thiếu sau.
- Kinh phí thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 26/2014/NĐ-CP là 1.520 triệu đồng;
- Kinh phí chi trả thù lao chức vụ lãnh đạo Hội đặc thù tăng thêm là 1.676 triệu đồng;
- Nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện chế độ trợ cấp lần đầu đến nhận công tác tại vùng ĐBKK, trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng ĐBKK theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ là 17.556 triệu đồng;
- Kinh phí tăng/giảm do điều chỉnh số lượng cán bộ, công chức cấp xã; mức khoán phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ là 16.691 triệu đồng;
- Kinh phí phụ cấp thâm niên, phụ cấp đặc thù theo Nghị định 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ là 750 triệu đồng;
* Số thẩm định thấp hơn 7.474 triệu đồng so với số địa phương đề nghị do xác định lại theo chế độ quy định, trong đó:
(i) Kinh phí tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, Nghị định số 108/2021/NĐ-CP và Nghị định số 42/2023/NĐ-CP của Chính phủ, giảm 6.994 triệu đồng;
(ii) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ, giảm 480 triệu đồng.
II. Tổng nguồn kinh phí ngân sách địa phương (NSĐP) thực hiện CCTL năm 2023 là 622.064 triệu đồng, gồm:
- Nguồn 70% tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được loại trừ theo Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022) thực hiện 2022 so dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022 là 155.396 triệu đồng (Văn bản số 11133/BTC-NSNN ngày 11/10/2023 của Bộ Tài chính).
- Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2023 là 144.375 triệu đồng.
- Nguồn thu sự nghiệp dành để tạo nguồn CCTL theo quy định là 19.669 triệu đồng (gồm: học phí 9.333 triệu đồng, viện phí 7.815 triệu đồng, sự nghiệp khác 2.521 triệu đồng).
- Nguồn thực hiện CCTL năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang 2023 là 302.624 triệu đồng (Văn bản số 11825/BTC-NSNN ngày 31/10/2023 của Bộ Tài chính).
III. Như vậy, nguồn kinh phí NSĐP thực hiện CCTL đến hết năm 2023 theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng của Tỉnh còn thiếu là 59.718 triệu đồng (681.782 triệu đồng - 622.064 triệu đồng). Bộ Tài chính bổ sung có mục tiêu năm 2023 từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh Lạng Sơn là 59.718 triệu đồng để thực hiện CCTL năm 2023. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có trách nhiệm: