Công văn 13625/BGTVT-TC năm 2023 rà soát việc phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 (nguồn kinh phí thường xuyên) do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | 13625/BGTVT-TC |
Ngày ban hành | 29/11/2023 |
Ngày có hiệu lực | 29/11/2023 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Nguyễn Văn Thắng |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13625/BGTVT-TC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Các Vụ: Tổ chức cán bộ, Tài chính, Vận tải, Kết
cấu hạ tầng giao thông, Khoa học - Công nghệ và Môi trường; |
Để đảm bảo thời gian triển khai thực hiện việc phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ hướng dẫn tại Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan, chủ động triển khai:
I. Rà soát, trình phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước
Căn cứ nội dung xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 của các đơn vị; trên cơ sở số đã thực hiện năm 2023 (tính đến tháng 11 và ước thực hiện cả năm) cũng như các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ GTVT và các nhiệm vụ được giao. Các đơn vị thực hiện rà soát, trình hồ sơ đề nghị phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 (phần chi thường xuyên) cho đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc (kèm theo các tài liệu thuyết minh cơ sở phân bổ, giao dự toán theo mẫu biểu số 36 đến mẫu biểu số 47 phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC), trong đó lưu ý:
Các cơ quan, đơn vị căn cứ kế hoạch nhu cầu kinh phí đã được Bộ GTVT chấp thuận khi xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2024, khả năng bố trí ngân sách năm 2023, dự kiến khả năng cân đối ngân sách năm 2024[1], chủ động hoàn chỉnh kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và các kế hoạch khác có liên quan sử dụng nguồn chi sự nghiệp kinh tế (như: kế hoạch chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông; chi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, phòng, chống khủng bố ...), làm cơ sở cho việc giao dự toán chi ngân sách năm 2024 trước ngày 31/12/2023 theo quy định.
Căn cứ khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi, giá đặt hàng (nếu có); các đơn vị trình hồ sơ đề nghị phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024, báo cáo chi tiết theo từng nội dung chi, thuyết minh rõ cơ sở tính toán, tính cấp thiết, sự cần thiết, thứ tự ưu tiên, gửi kèm các hồ sơ, tài liệu thuyết minh số đề nghị phân bổ, giao dự toán chi ngân sách năm 2024 theo quy định.
- Đối với kinh phí thực hiện tự chủ, cần thuyết minh rõ các nội dung:
+ Số biên chế năm 2024 được cơ quan có thẩm quyền giao, trong đó số biên chế thực có mặt đến thời điểm rà soát, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có); mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo Quyết định số 2294/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
+ Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng, bao gồm: Quỹ tiền lương, phụ cấp tính theo số biên chế được duyệt, tính theo thực có mặt tính đến thời điểm rà soát (xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn); cung cấp kèm theo bảng lương tháng 11/2023; quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển (hệ số lương 2,34/ biên chế).
- Đối với kinh phí không tự chủ: Báo cáo chi tiết theo từng nội dung chi, thuyết minh tính cần thiết, thứ tự ưu tiên, gửi kèm theo các hồ sơ, tài liệu, thuyết minh cơ sở đề xuất giao dự toán các khoản chi đặc thù, chi không tự chủ (nếu có).
3. Chi sự nghiệp đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, môi trường
- Chi thường xuyên tự chủ: Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định và các yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước làm thay đổi dự toán thu, chi của đơn vị (lộ trình tăng học phí, lộ trình tăng tính tự chủ trong đảm bảo chi hoạt động thường xuyên[2], lộ trình cải cách tiền lương…), các đơn vị sự nghiệp nhóm 3 và nhóm 4 khẩn trương xác định dự toán chi thường xuyên giao tự chủ năm 2024 đề nghị ngân sách nhà nước cấp theo quy định.
- Chi thường xuyên không tự chủ: Các cơ quan, đơn vị rà soát, báo cáo chi tiết theo từng nội dung chi, trong đó sắp xếp ưu tiên cho các nhiệm vụ thực hiện chính sách của Nhà nước (như: đào tạo lại, miễn giảm học phí, hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số… nhiệm vụ khoa học và công nghệ, môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt…); thuyết minh tính cần thiết, cơ sở pháp lý, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gửi kèm theo các hồ sơ, tài liệu và thuyết minh (nếu có).
II. Rà soát, trình phân bổ dự toán thu, chi phí, lệ phí
- Các cơ quan, đơn vị đánh giá khả năng thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2023; bám sát dự toán ngân sách năm 2024 đã lập, báo cáo, đề nghị giao dự toán thu cụ thể theo từng loại phí, lệ phí (chi tiết số thu, số được để lại chi theo chế độ, số nộp ngân sách nhà nước)[3].
- Chi từ nguồn thu phí được để lại: Căn cứ vào các quy định cụ thể về mức được để lại chi của từng loại phí, các đơn vị rà soát dự toán chi được để lại cho phù hợp và chi tiết cho từng loại phí (chi thường xuyên giao tự chủ/ chi thường xuyên không giao tự chủ), trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt các nội dung chi (nếu có), làm cơ sở cho việc trình, phân bổ, giao hết dự toán chi cho số phí được để lại trước ngày 31/12/2023 theo quy định.
1. Ngoài các nội dung nêu trên, các cơ quan, đơn vị khi rà soát dự toán chi (ngân sách, phí được để lại) cần lưu ý một số nội dung sau:
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên phục vụ hoạt động sự nghiệp theo các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao: Ưu tiên bố trí dự toán cho các chương trình, dự án đang thực hiện dở dang theo tiến độ phải hoàn thành trong năm 2024; các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo cần ưu tiên tổ chức thực hiện.
- Đối với kinh phí để thực hiện mua sắm, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất, cần chú ý: Hồ sơ, tài liệu gửi kèm đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/07/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công. Thẩm quyền phê duyệt phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật Quản lý tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
2. Về chương trình mục tiêu và các đề xuất chi khác (nếu có)
Trong thời gian qua, một số cơ quan, đơn vị có đề xuất nội dung chi chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia[4], đề án[5]… tuy nhiên hồ sơ đề xuất của đơn vị gửi trực tiếp qua các Bộ chủ quản chương trình (như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…) gây khó khăn cho công tác tổng hợp và giao dự toán theo quy định. Để thực hiện việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách năm 2024, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị căn cứ nội dung đã đề xuất với Bộ chủ quản chương trình, gửi hồ sơ đề nghị phân bổ dự toán (kèm theo hồ sơ chương trình, đề án nếu có) về Bộ GTVT để có cơ sở xem xét, triển khai phân bổ và giao dự toán chi cho đơn vị theo quy định.
Để đảm bảo thời gian triển khai thực hiện việc phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 trước ngày 31/12/2023 theo quy định, Bộ GTVT yêu cầu:
- Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát, trình phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 (bao gồm các hồ sơ, tài liệu theo quy định kèm theo), báo cáo Bộ GTVT trước ngày 05/12/2023, trong đó:
+ Các doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm phối hợp với các Cục quản lý nhà nước chuyên ngành để rà soát, trình phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 đúng thời hạn yêu cầu.