Công văn 1329/BTC-TCT thực hiện Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 1329/BTC-TCT
Ngày ban hành 29/01/2010
Ngày có hiệu lực 29/01/2010
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1329/BTC-TCT
V/v thực hiện Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2010

 

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhận được ý kiến của một số Cục thuế và doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn rõ thêm một số điểm trong Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Về vấn đề này, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

1. Hướng dẫn tính vào chi phí được trừ khoản nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp.

- Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội Điều 25 Chương IV Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 quy định: “Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội.

1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần”.

- Điểm 2.11 mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn: Không được tính vào chi phí được trừ: “Phần trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vượt mức quy định”.

Như vậy khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của doanh nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội là khoản bảo hiểm bắt buộc do vậy doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đối với khoản đóng bảo hiểm không vượt quá mức quy định.

2. Hướng dẫn không tính vào chi phí được trừ khoản thuế thu nhập cá nhân.

Điểm 2.31 mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn: Không được tính vào chi phí được trừ: “….thuế thu nhập cá nhân”.

Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

3. Hướng dẫn nộp thuế ấn định theo tỷ lệ trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ đối với các đơn vị sự nghiệp.

Khoản 4 Phần B Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn: “Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (tương ứng với mức thuế suất 25%) sau khi đã thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đối với dịch vụ: 5%;

- Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%;

- Đối với hoạt động khác: 2%”.

Theo hướng dẫn nêu trên thì đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị sự nghiệp hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp thuộc diện áp dụng ưu đãi thuế TNDN để được hưởng ưu đãi thuế TNDN phải thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định; đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai và khi áp dụng ưu đãi thuế TNDN không áp dụng tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu nêu trên.

4. Hướng dẫn thu thuế TNDN hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

4.1. Doanh nghiệp thực hiện dự án xây dựng nhà để bán trước năm 2008, trong đó có một số căn nhà hoàn thành đã bán có kèm theo chuyển quyền sử dụng đất. Khi dự án hoàn thành từ năm 2009 trở đi thì khi quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ dự án, doanh nghiệp phải tách riêng các căn nhà đã bàn giao cho khách hàng kèm theo chuyển quyền sử dụng đất từ năm 2008 trở về trước và đã nộp thuế theo các quy định của chính sách thuế từ năm 2008 trở về trước thì tính và nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các căn nhà đã bán kèm theo chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2009 trở đi tính và nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4.2. Điều 13 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định: “Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất”.

Khoản 1 mục I Phần G Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất, cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay chưa có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất”.

Như vậy từ ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu nhập từ cho thuê lại đất thuộc diện phải nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

5. Hướng dẫn xác định thuế TNDN đối với doanh nghiệp có kỳ tính thuế TNDN khác với năm dương lịch.

Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế năm 2008 áp dụng chính sách thuế TNDN theo Thông tư số 134/2007/TT-BTC; kỳ tính thuế năm 2009 áp dụng chính sách thuế TNDN theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch mà không được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi thì khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được phân bổ thuế suất thuế TNDN 25% tương ứng với số tháng phát sinh trong năm 2009.

Ví dụ: Doanh nghiệp có kỳ tính thuế từ ngày 1/10/2008 đến 30/9/2009 là một kỳ tính thuế. Trường hợp DN đang áp dụng thuế suất phổ thông, không được hưởng thuế suất ưu đãi thì khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp được phân bổ số thuế phải nộp như sau:

 

Số thuế TNDN phải nộp

 

=

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

 

x 3 tháng x 28% +

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

 

x 9 tháng x 25%

12 tháng

12 tháng

[...]