Công văn về việc xét tăng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Số hiệu | 1088/CSTBLS |
Ngày ban hành | 29/03/1995 |
Ngày có hiệu lực | 29/03/1995 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký | Trịnh Tố Tâm |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1088/CSTBLSV |
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 1995 |
CÔNG VĂN
CỦA
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 1088/CSTBLS
NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1995 VỀ VIỆC XÉT PHONG TẶNG DANH HIỆU "BÀ MẸ VIỆT NAM
ANH HÙNG"
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để tiép tục thực hiện việc lập danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Viện thi đua và khen thưởng Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn vận dụng một số trường hợp dưới đây:
I- GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
1- Bà mẹ tuy có nhiều con nhưng đều đã chết hoặc chết sau người là liệt sỹ thì có được coi là Bà mẹ chỉ có một con mà người con đó là liệt sỹ không?
Về nguyên tắc chỉ xét đối với những bà mẹ có những người con khác nhưng đều đã chết lúc chưa đến tuổi thành niên và trước khi liệt sỹ tham gia cách mạng.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị K có 3 người con trai là:
1. Trần Văn T : Sinh năm 1950
2- Trần Văn M : Sinh năm 1952
3- Trần Văn H : Sinh năm 1954.
Vì hoàn cảnh bệnh tật nên Trần Văn T đã chết năm 1955. Do chiến tranh đến năm 1969 Trần Văn M lại chết do bom đạn. Bà K chỉ còn lại Trần văn H, năm 1972 bà tình nguyện cho anh H nhập ngũ đã hy sinh năm 1973. Trường hợp của bà K tuy sinh hạ được 3 con (một là liệt sỹ) nhưng 2 người con đã chết trước khi H nhập ngũ và hy sinh nên liệt sỹ H được coi là người con độc nhất còn lại của bà K và bà đủ Điều kiện xét đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
2- Mẹ đẻ và mẹ nuôi liệt sỹ:
Trường hợp liệt sỹ con đẻ và con nuôi của hai bà mẹ được pháp luật thừa nhận thì xét giải quyết cho bà mẹ nào đủ Điều kiện tiêu chuẩn (mẹ đẻ mẹ nuôi). Néu cả hai bà mẹ đều đủ Điều kiện thì xét đề nghị đối với một bà mẹ nhưng phải bảo đảm sự nhất trí trong gia đình, họ tộc. Uỷ ban nhân dân các cấp cần hướng dẫn trao đổi với các gia đình và tranh thủ sự đồng tình của quần chúng cơ sở.
Trường hợp mẹ đẻ và mẹ nuôi không có mối quan hệ với nhau hoặc người nuôi và con nuôi đều không rõ thân nhân, nơi ở của mẹ đẻ thì xét cho người mẹ nuôi.
3- Mẹ vợ, mẹ chồng của liệt sỹ:
Việc lập danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"chỉ thực hiện theo mẹ đẻ của liệt sỹ (không khai báo ở mẹ chống hoặc mẹ vợ).
4- Liệt sỹ con của bà mẹ này lại là chồng của bà mẹ khác.
Khi xem xét đề nghị của cơ sở (Xã, Phường) nếu một trong hai bà mẹ đủ Điều kiện theo quy định thì xét đề nghị với liệt sỹ đó. Trường hợp cả hai bà mẹ đủ Điều kiện thì đều được đề nghị xét phong tặng.
Ví dụ: Bà Lê Thị A là liệt sỹ có chồng và một con cũng là liệt sỹ, chồng bà A lại là con trai độc nhất của cụ Nguyễn Thị M trường hợp này cụ M và bà A đều được đề nghị xét phong tặng, truy tặng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
5- Bà mẹ có nhiều con là liệt sỹ được pháp luật thừa nhận nhưng lại mang họ khác nhau.
Nếu đủ Điều kiện thì những bà mẹ này đều được xét đề nghị, khi lập danh sách phải căn cứ vào hồ sơ liệt sỹ đang quản lý, cột ghi chú cần giải trình rõ đối với từng liệt sỹ:
- Con nuôi.
- Con đẻ với người chồng thứ hai...
- Con phải cải họ để hoạt động cách mạng
- Con mang họ mẹ theo phong tục, tập quán, dân tộc, địa phương...
- Chỉ xét đối với những trường hợp tuy tái giá nhưng bà vợ đó vẫn thực sự có trách nhiệm nuôi con của liệt sỹ hoặc phụng dưỡng bố mẹ liệt sỹ, hoặc tuy tái giá nhưng cũng không có con và người chồng sau đã chết.
Ví dụ: Bà Trịnh Thị N có chồng và hai con là liệt sỹ, sau khi chồng hy sinh bà N tái giá với ông B nhưng không có con, 3 năm sau ông mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Trong thời gian chung sống với ông B bà N vẫn thờ phụng chồng và nuôi dưỡng những đứa con còn lại của liệt sỹ nên bà N vẫn được xét phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".