Nghị định 176-CP năm 1994 thi hành Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Số hiệu | 176-CP |
Ngày ban hành | 20/10/1994 |
Ngày có hiệu lực | 01/12/1994 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh
hùng" ngày 29 tháng 8 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
1- Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
2- Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ;
3- Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ;
4- Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.
Người con là liệt sĩ bao gồm con đẻ và con nuôi của Bà mẹ được phát luật thừa nhận, và đã được Chính phủ tặng Bằng Tổ quốc ghi công.
Bà mẹ có đủ 1 trong 4 trường hợp nêu trên do phải chịu đựng nỗi đau mất con, mất chồng mà bị bệnh tâm thần, vẫn được tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Người chồng là liệt sĩ nói ở Điều này là người đã được Chính phủ tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" mà Bà mẹ là vợ của người đó được hưởng chế độ tuất liệt sĩ.
Những Bà mẹ được truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" thì Bằng, Huy chương "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" và khoản tiền một lần ba triệu đồng được trao cho thân nhân đang đảm nhiệm việc thờ cúng bà mẹ đó. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có thân nhân cư trú xem xét, quyết định việc trao tặng này.
1- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường lập danh sách những bà mẹ thuộc đối tượng tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức khác có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường kiểm tra, xác minh danh sách đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" của địa phương mình.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận thẩm tra, xác minh, và tổng hợp báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp danh sách đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" của địa phương mình trình Thủ tướng Chính phủ (qua Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước); đồng thời gửi văn bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng.
3- Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ thẩm tra, tổng hợp danh sách những bà mẹ được đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Chủ tịch nước quyết định.
4- Hồ sơ đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" của các địa phương gồm:
a) Bản đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo danh sách những Bà mẹ được đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" 1 bản gửi Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước, 1 bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 1 bản gửi Bộ Quốc phòng.
b) Bản kê khai danh sách về từng bà mẹ do Uỷ ban nhân dân xã, phường lập và biên bản cuộc họp kiểm tra xác minh của các đoàn thể chính trị, xã hội nói trên.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc vận dụng các trường hợp nêu tại Điều 1 của Nghị định này để xét tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".