Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn 1063/BHXH-KHĐT năm 2021 hướng dẫn một số nội dung quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong ngành Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 1063/BHXH-KHĐT
Ngày ban hành 22/04/2021
Ngày có hiệu lực 22/04/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Đào Việt Ánh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Xây dựng - Đô thị

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1063/BHXH-KHĐT
V/v hướng dẫn một số nội dung quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong ngành Bảo hiểm xã hội

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2021

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thực hiện Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

1. Thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị dự án

- Sau khi có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, chủ đầu tư thực hiện công tác chuẩn bị dự án tổ chức lập dự toán chi phí chuẩn bị dự án gửi về BHXH Việt Nam cho ý kiến trước khi phê duyệt. Giao Vụ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì cho ý kiến bằng văn bản về dự toán chi phí chuẩn bị dự án.

- Căn cứ ý kiến của Vụ Kế hoạch và Đầu tư, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị dự án. Dự toán chi phí chuẩn bị dự án được phê duyệt được cập nhật vào tổng mức đầu tư của dự án.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi phí chuẩn bị dự án, trường hợp phát sinh một số công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án nhưng chưa được phê duyệt trong dự toán chi phí chuẩn bị dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị dự án bổ sung theo các bước nêu trên trước khi tổ chức thực hiện.

- Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký mã số quan hệ ngân sách, mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện công việc trong giai đoạn chuẩn bị dự án theo đúng quy định.

2. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đối với dự án yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

2.1. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng với các nội dung theo Điều 54 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020.

2.2. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng

- Chủ đầu tư lập Tờ trình và chuẩn bị thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP trình Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thẩm định đối với các dự án nhóm B (dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng); Sở Xây dựng tại địa phương thẩm định đối với dự án nhóm C (dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 45 tỷ đồng); trong đó, chủ đầu tư phải yêu cầu cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét tổng mức đầu tư của dự án theo quy định tại điểm i, khoản 3, Điều 14 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

- Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết để phục vụ công tác thẩm định, chủ đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 8, Điều 15 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

2.3. Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

- Căn cứ kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, ý kiến của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý, ngành lĩnh vực có liên quan khác (nếu có), chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình BHXH Việt Nam thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; trong đó phải tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, ý kiến của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý, ngành lĩnh vực có liên quan khác (nếu có). Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP;

- Vụ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Vụ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 6, Điều 12 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP; tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, ý kiến của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan (nếu có); yêu cầu chủ đầu tư giải trình, hoàn thiện hồ sơ (nếu có); trình Tổng Giám đốc phê duyệt dự án.

3. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đối với dự án yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

3.1. Lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

- Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng với các nội dung theo quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng năm 2014.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về đấu thầu, để thực hiện thẩm tra các nội dung thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng.

3.2. Thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

- Căn cứ kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn thẩm tra, ý kiến của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý, ngành lĩnh vực có liên quan khác (nếu có), nội dung hoàn thiện theo kết quả thẩm tra và ý kiến khác (nếu có), chủ đầu tư tiếp thu, giải trình, hoàn thiện và trình BHXH Việt Nam thẩm định, phê duyệt.

- Vụ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, không bao gồm tiền sử dụng đất hoặc dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định). Vụ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 6, Điều 12 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP; tổng hợp kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn thẩm tra, ý kiến của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý, ngành lĩnh vực có liên quan (nếu có); yêu cầu chủ đầu tư giải trình, hoàn thiện hồ sơ (nếu có); trình Tổng Giám đốc phê duyệt dự án.

4. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

- Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 61 của Luật Xây dựng năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 và khoản 64 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020.

- Chủ đầu tư trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

- Trình tự, hồ sơ, thẩm quyền đối với điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng thực hiện như đối với trường hợp lập, thẩm định, phê duyệt dự án.

5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng

[...]