Công văn 02/BCĐTW-VPĐP thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016

Số hiệu 02/BCĐTW-VPĐP
Ngày ban hành 28/01/2016
Ngày có hiệu lực 28/01/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/BCĐTW-VPĐP
V/v: thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2016

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016

 

Kính gửi: Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch vốn năm 2016 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã được giao tại Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tại Văn bản số 136/TTg-KTTH ngày 20/01/2016 của Văn phòng Chính phủ), Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đề nghị Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2016, trong đó tập trung vào những nội dung trọng tâm sau:

I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2016

1. Mục tiêu phấn đấu thực hiện trong năm 2016.

Mục tiêu phấn đấu thực hiện năm 2016 của các địa phương được thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể làm căn cứ theo dõi, giám sát và có giải pháp để thực hiện, bao gồm:

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Trên cơ sở kết quả thực hiện giai đoạn 2010-2015 và dự kiến Mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình năm 2016 của các địa phương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đề xuất mức phấn đấu số xã đạt chuẩn cơ bản cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo như Phụ lục đính kèm), để các địa phương xây dựng Mục tiêu phấn đấu phù hợp với Điều kiện thực tế.

- Số tiêu chí đạt được bình quân/xã trên địa bàn tỉnh/thành phố;

- Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí;

- Giảm sxã đạt dưới 05 tiêu chí

2. Nhiệm vụ và giải pháp

Việc xác định nhiệm vụ, giải pháp cần xuất phát từ thực tế của địa phương và chỉ đạo của Trung ương

2.1. Quan Điểm chỉ đạo của Trung ương

a) Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả triển khai Chương trình trên cơ sở lựa chọn một số nội dung tác động trực tiếp đến sản xuất, đời sống của người dân trên địa bàn để ưu tiên tập trung chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực thực hiện, bao gồm:

- Phát triển các công trình hạ tầng cơ bản trên địa bàn xã, thôn (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi), hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường;

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn;

- Từng bước tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp;

- Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn;

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn;

- Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, kiện toàn Ban chỉ đạo và bộ máy tham mưu, giúp việc các cấp theo hướng chuyên nghip và tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

b) Quyết tâm phấn đấu thực hiện Mục tiêu nhưng không nóng vội, chạy theo thành tích, nhất là tuyệt đối không được huy động quá sức dân; kết hợp hài hòa giữa ưu tiên chỉ đạo Điểm và đẩy mạnh triển khai trên diện rộng.

c) Tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình theo từng tiêu chí, từng nội dung cụ thể trên cơ sở rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện đồng bộ, thống nhất phù hợp với Điều kiện cụ thể của địa phương từ Chiến lược → quy hoạch, kế hoạch → cơ chế chính sách, trong đó lưu ý chính sách cho vùng đặc thù → cân đối nguồn lực thực hiện → chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện → phương pháp đánh giá, công nhận tiêu chí đạt chuẩn, ban hành stay làm cẩm nang cho cán bộ cơ sở. Chủ động rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trên địa bàn.

2.2. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

a) Tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho triển khai Chương trình. Căn cứ cơ chế chính sách của Trung ương, các địa phương chủ động rà soát, Điều chỉnh, bổ sung các quy định cho phù hợp với Điều kiện cụ thể trên địa bàn, trong đó lưu ý cơ chế, chính sách để thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư đặc thù.

b) Hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trung hạn 5 năm (2016-2020) và triển khai hiệu quả kế hoạch năm 2016; Tập trung xử lý dứt Điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, huy động quá sức dân trong xây dựng nông thôn mới; khắc phục việc phân bổ vốn TPCP chưa đúng quy định của Trung ương: Các địa phương nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về kiểm soát đầu tư công, xử lý nợ đọng XDCB tại các văn bản số 1447/TTg-KTN ngày 13/8/2014, số 2003/TTg-KTN ngày 05/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Không được để phát sinh nợ mới, chỉ phê duyệt dự án khi đã xác định được nguồn vốn; tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu thực hiện sai quy định.

c) Các địa phương phải chủ động bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách địa phương và tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn lực khác trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên cơ sở Điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách của địa phương.

d) Đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp:

- Tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn, chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động; phổ biến và nhân rộng phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, khôi phục các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “homestay”.

[...]