THANH
TRA CHÍNH PHỦ
HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH THANH TRA VIÊN CHÍNH NĂM 2016
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/TTCP-HĐTTTVC
V/v tổ chức thi nâng ngạch công chức
từ TTV lên TTVC theo chỉ tiêu năm 2016
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 02 năm 2017
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức; Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ
quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch
công chức; Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy
định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra; Quyết định số 1642/QĐ-BNV
ngày 23/6/2016 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch
công chức năm 2016 trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của
Nhà nước; Đề án số 2938/TTCP-TCCB ngày 07/11/2016 của Thanh tra Chính phủ về
thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính theo chỉ tiêu năm 2016;
Văn bản số 134/BNV-CCVC ngày 12/01/2017 của Bộ Nội vụ về việc
phối hợp tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức lên thanh tra viên
chính theo chỉ tiêu năm 2016; Hội đồng
thi nâng ngạch công chức từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính theo chỉ
tiêu năm 2016, hướng dẫn tổ chức kỳ thi như sau:
I - ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU
KIỆN, TIÊU CHUẨN DỰ THI
1. Đối tượng
Đối tượng dự thi nâng ngạch Thanh tra
viên chính là Thanh tra viên (mã ngạch 04.025) đang công tác tại các cơ quan
Thanh tra Nhà nước, gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ;
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra sở, ngành; Thanh tra
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là thanh tra cấp huyện)
có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đều được dự
thi nâng ngạch công chức từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính, theo chỉ
tiêu năm 2016.
2. Điều kiện dự thi
Thanh tra viên được Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương cử dự thi phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có khả năng đảm nhận hoặc đang làm
việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ,
năng lực và yêu cầu trình độ, thâm
niên công tác của ngạch thanh tra viên chính được quy định tại Nghị định số
97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng
tác viên thanh tra;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt; được cơ quan quản lý và sử dụng thanh tra viên đánh giá hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục trước khi cử đi dự thi; không trong thời
gian bị thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét để xử lý kỷ luật;
c) Thời gian giữ ngạch: Có đóng BHXH
bắt buộc ở vị trí giữ ngạch thanh tra viên và tương đương đủ 9 năm trở lên
(không tính thời gian tập sự, thử việc).
d) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền
quản lý và sử dụng cử dự thi nâng ngạch Thanh tra viên chính năm 2016.
3. Tiêu chuẩn dự thi
Thanh tra viên dự
thi nâng ngạch thanh tra viên chính có đủ các điều kiện trên còn phải đạt các
tiêu chuẩn sau:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên chính hoặc văn bằng được tính là tương đương theo
quy định của pháp luật;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
thanh tra viên chính do Trường Cán bộ Thanh tra-Thanh tra Chính phủ cấp;
d) Có chứng chỉ tin học văn phòng hoặc
có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày
11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin hoặc người dự thi có cam kết sử dụng thành thạo kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản,
được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng thanh tra viên xác
nhận bằng văn bản;
đ) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B
trở lên của 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc; có chứng chỉ
ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo
quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; hoặc có chứng
chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
hoặc người dự thi có cam kết sử dụng thành thạo ngoại ngữ dự thi ở trình độ B hoặc trình độ bậc 3 trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) được người đứng đầu
cơ quan sử dụng công chức xác nhận bằng văn bản.
II - NỘI DUNG,
HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THI
Thanh tra viên dự kỳ thi nâng ngạch
Thanh tra viên chính năm 2016 phải dự thi đủ các môn thi theo nội dung, hình thức
và thời gian như sau:
1. Nội dung, hình thức và thời
gian thi
a) Môn kiến thức chung:
- Hình thức thi:
Thi viết.
- Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức,
năng lực, hiểu biết của công chức dự thi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy
nhà nước; các vấn đề về quản lý hành chính nhà nước; về công
vụ, công chức; về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; phân
tích, đánh giá bình luận chính sách; phân tích các chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực phù hợp với
tiêu chuẩn của ngạch dự thi.
- Thời gian thi là 180 phút.
b) Môn thi Nghiệp vụ Thanh tra
- Hình thức thi: Thi viết; Nội dung
thi môn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng; thời gian thi là 180 phút.
c) Môn ngoại ngữ: Thi viết để kiểm tra về các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ
B (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc); thời gian thi là
90 phút.
d) Môn tin học văn phòng: Thi trắc
nghiệm; thời gian thi là 45 phút.
2. Điều kiện công chức được miễn thi
môn Ngoại ngữ và Tin học
a) Điều kiện miễn thi môn Ngoại ngữ:
- Miễn thi môn Ngoại ngữ đối với công
chức khi có một trong các điều kiện sau:
+ Công chức có tuổi đời đủ 55 tuổi trở
lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ;
+ Công chức đang làm việc ở vùng dân
tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số
do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
+ Công chức là người dân tộc thiểu số
đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
+ Công chức có bằng tốt nghiệp thứ
hai là bằng ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so
với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ
của ngạch dự thi;
+ Công chức có bằng tốt nghiệp theo
yêu cầu trình độ đào tạo hoặc trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi học
tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam;
+ Công chức có chứng chỉ ngoại ngữ
tương đương cấp độ B1 khung Châu Âu trở lên theo quy định tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo còn trong thời hạn 2 năm, do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế cấp chứng chỉ (được
Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận);
+ Công chức có bằng tốt nghiệp thạc sỹ,
tính từ ngày 15/4/2011 trở lại đây (theo quy định của Thông tư số
10/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ, đạt
trình độ ngoại ngữ ở mức tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của khung Châu Âu
trở lên);
+ Công chức có bằng tiến sỹ, tính từ
ngày 22/6/2009 trở lại đây (theo quy định tại Thông tư số
10/2009/TT-BGDĐT, ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT, trước khi bảo
vệ luận án có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp
độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo khung Châu Âu).
b) Điều kiện miễn thi môn Tin học:
Công chức đã tốt nghiệp từ trung cấp
chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
III - CÁCH TÍNH ĐIỂM
VÀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Cách tính điểm
a) Bài thi được chấm theo thang điểm
100;
b) Kết quả thi nâng ngạch để xác định
người trúng tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn
chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Nguyên tắc xác định người trúng
tuyển
Người trúng tuyển trong kỳ thi nâng
ngạch công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thi đủ các bài thi của các môn thi
theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ
50 điểm trở lên (kể cả bài thi môn ngoại ngữ và môn tin học nếu không được miễn
thi);
c) Có kết quả thi nâng ngạch tính
theo quy định tại điểm b khoản 1 Mục III này cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống
thấp đến hết chỉ tiêu nâng ngạch năm 2016 của cơ quan quản
lý công chức đã được Bộ Nội vụ thông báo;
d) Trường hợp nhiều người có kết quả thi nâng ngạch bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch
có văn bản thống nhất với cơ quan quản
lý công chức để quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu
nâng ngạch cuối cùng này.
IV - TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Cử thanh tra viên dự thi lên
thanh tra viên chính năm 2016
a) Kỳ thi nâng ngạch công chức từ
thanh tra viên lên thanh tra viên chính theo chỉ tiêu năm 2016, ngành Thanh tra
về chỉ tiêu nâng ngạch, căn cứ số lượng công chức đủ điều kiện tiêu chuẩn do
các Bộ, ngành, địa phương cử dự thi, Thanh tra Chính phủ tổng hợp gửi Bộ Nội vụ
phê duyệt danh sách dự thi, chỉ tiêu của năm 2016 có số dư cạnh tranh khoảng
20% trên tổng số công chức dự thi.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ
quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ
Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch
công chức; Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh
tra và quy định tại Mục I của Văn bản này để cử thí sinh dự thi theo đúng quy định.
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh sách tổng
hợp (theo mẫu) và quyết định cử Thanh tra viên dự kỳ thi nâng ngạch Thanh tra
viên lên Thanh tra viên chính (hồ sơ của Thanh tra viên dự thi nâng ngạch Thanh
tra viên chính do cơ quan quản lý công chức lưu trữ theo
quy định).
d) Quyết định cử Thanh tra viên dự thi gửi về Hội đồng thi nâng ngạch công chức từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính năm 2016-Thanh tra
Chính phủ trước ngày 25/3/2017 (theo dấu
Bưu điện). Quá thời hạn trên tức là Bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có nhu cầu
cử Thanh tra viên dự thi nâng ngạch Thanh tra viên chính theo chỉ tiêu năm
2016.
2. Trách nhiệm cử Thanh tra
viên dự thi
a) Thanh tra
viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã
khai trong hồ sơ dự thi. Hồ sơ dự thi, gồm:
- Đơn đề nghị dự thi nâng ngạch,
trong đó: Nêu rõ đăng ký dự thi môn ngoại ngữ nào; đề nghị miễn thi môn Tin học,
môn ngoại ngữ (nếu có);
- Bản khai sơ yếu lý lịch (theo mẫu
2C-BNV ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức) có
xác nhận của cơ quan sử dụng công chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng
cơ quan quản lý và sử dụng công chức theo các điều kiện tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số
24/2010/NĐ-CP, trong đó nêu cụ thể kết quả đánh giá, phân loại công chức hàng năm của 03 năm liên tục trước khi dự thi;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch
thanh tra viên hoặc tương đương;
- Quyết định nâng lương gần nhất;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ của
công chức theo tiêu chuẩn của ngạch đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền
chứng thực;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan
y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ thi nâng
ngạch hoặc cam kết đủ điều kiện sức khỏe để dự thi nâng ngạch;
- Thanh tra viên
khai hồ sơ dự thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ đã khai. Hồ sơ
của thanh tra viên dự thi do các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương lưu trữ theo quy định.
b) Cơ quan quản lý và sử dụng Thanh tra viên, cơ quan cử Thanh tra viên đi dự thi chịu trách nhiệm về kiểm
tra, xác nhận bản khai lý lịch, văn bằng, chứng chỉ, xác nhận trình độ ngoại ngữ,
tin học của người được cử đi dự thi;
c) Các cơ quan có thẩm quyền quyết định
cử Thanh tra viên dự thi nâng ngạch chịu trách nhiệm về đối
tượng, điều kiện, tiêu chuẩn của Thanh tra viên dự thi;
Căn cứ vào thông báo của Hội đồng thi nâng ngạch Thanh tra viên chính theo chỉ
tiêu năm 2016 về kết quả kỳ thi nâng ngạch Thanh tra viên chính năm 2016, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định bổ nhiệm và xếp lương ngạch Thanh tra viên
chính đối với thanh tra viên đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
d) Kinh phí
- Thanh tra viên
dự thi nâng ngạch phải nộp lệ phí theo quy định.
- Kinh phí tổ chức kỳ thi thực hiện
theo Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2010 hướng dẫn mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi nâng ngạch công chức, viên
chức.
3. Tổ chức thực hiện
a) Tài liệu hướng dẫn ôn thi do Hội đồng
thi biên soạn và đưa lên trang Web của Thanh tra Chính phủ để công chức dự thi
nghiên cứu ôn tập.
b) Về địa điểm,
thời gian thi Hội đồng thi nâng ngạch thông báo cụ thể sau.
Đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan ngang
Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cơ quan Thanh
tra Chính phủ quyết định cử Thanh tra viên dự thi nâng ngạch lên Thanh tra viên
chính đúng đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn dự thi. Đồng thời phổ biến nội dung
Văn bản này để Thanh tra viên được cử dự thi nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ về Hội đồng thi
nâng ngạch công chức từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính theo chỉ tiêu
năm 2016 để giải đáp. ĐT 08049037 hoặc 0989562008./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Nội vụ;
- Tổng TTCP (để báo cáo);
- Các Phó Tổng TTCP;
- Thanh tra các bộ, ngành;
- Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Hội đồng thi;
- Cổng Thông tin điện tử TTCP;
- Lưu: VT, TCCB (ĐT, BD).
|
TM. HỘI ĐỒNG
THI
CHỦ TỊCH
PHÓ TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
Nguyễn Đức Hạnh
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……….., ngày ….. tháng ….. năm 2017
ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC
TỪ NGẠCH THANH TRA VIÊN LÊN
THANH TRA VIÊN CHÍNH
Kính gửi:
……………………………………………………………………………………………
Họ và tên: Nam, nữ:
Ngày, tháng, năm sinh:
Chức vụ:
Đơn vị công tác
Mã ngạch công chức ……… Hệ số lương hiện hưởng ………………………….
Thời gian đóng BHXH bắt buộc ở ngạch
Thanh tra viên và tương đương là: …… năm …… tháng.
Quê quán:
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện nay:
Dân tộc:
Trình độ và chuyên ngành đào tạo:
Đăng ký môn thi ngoại ngữ:
Được miễn thi ngoại ngữ hoặc tin học (nêu
lý do, nếu có):
Sau khi nghiên cứu về điều kiện, tiêu
chuẩn đăng ký dự thi nâng ngạch công chức từ ngạch thanh tra viên lên ngạch thanh tra viên chính theo chỉ tiêu năm 2016 của Thanh tra
Chính phủ.
Tôi xét thấy có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn để dự kỳ thi nâng ngạch công chức từ ngạch thanh tra viên lên ngạch thanh
tra viên chính theo chỉ tiêu năm 2016. Vì vậy, tôi làm đơn
này đăng ký dự thi nâng ngạch công chức theo Văn bản số ….. ngày .... tháng 02 năm 2017 của Hội đồng thi nâng ngạch công chức Thanh
tra Chính phủ năm 2016.
Tôi gửi hồ sơ kèm theo Đơn đăng ký dự
thi nâng ngạch, gồm:
1. Bản khai sơ yếu lý lịch (theo mẫu
2C-BNV ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức) có
xác nhận của cơ quan sử dụng công chức;
2. Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng
cơ quan quản lý và sử dụng công chức theo các điều kiện
tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số
24/2010/NĐ-CP, trong đó nêu cụ thể kết quả đánh giá, phân loại công chức hàng
năm của 03 năm liên tục trước khi dự thi;
3. Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch
thanh tra viên hoặc tương đương (làm căn cứ tính thời gian giữ ngạch);
4. Quyết định nâng lương gần nhất;
5. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ của
công chức theo tiêu chuẩn của ngạch đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền
chứng thực;
6. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ
quan y tế có thẩm quyền;
Tôi cam đoan hồ sơ đăng ký dự thi
nâng ngạch của Tôi là đúng sự thật, nếu sai sự thật thì kết quả thi nâng ngạch
của Tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ và Tôi chịu trách nhiệm trước pháp
luật./.
|
Người
làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
|