Công ước tạm quản - Istanbul 1990

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 26/06/1990
Ngày có hiệu lực 27/11/1993
Loại văn bản Công ước
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

CÔNG ƯỚC TẠM QUẢN

(Istanbul – 1990)

 

PHẦN MỞ ĐẦU

CÁC BÊN THAM GIA ký Công ước được soạn thảo dưới sự bảo trợ của Hội đồng hợp tác Hải quan,

NHẬN THẤY tình hình phát triển và phân tán các công ước quốc tế về tạm quản hiện nay là không thoả đáng,

CHO RẰNG trong tương lai tình hình có khả năng sẽ xấu đi khi các phạm trù mới về tạm quản cần được đưa vào quy định quốc tế,

CÓ TÍNH ĐẾN mong muốn tạo thuận lợi cho quá trình hoàn thiện các thủ tục tạm quản của các đại diện thương mại và các bên hữu quan,

CHO RẰNG thông qua đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan, đặc biệt là một công cụ quốc tế duy nhất tổng hợp các Công ước hiện hành về tạm quản có thể tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các quy định quốc tế về tạm quản và đóng góp một cách có hiệu quả cho sự phát triển thương mại quốc tế và những hình thức giao dịch quốc tế khác,

TIN CHẮC RẰNG một văn bản quốc tế bao gồm những quy định thống nhất về lĩnh vực tạm quản có thể đem lại lợi ích to lớn trong giao dịch quốc tế và đảm bảo ở mức độ cao việc đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan, đó là một trong những mục tiêu chính của Hội đồng hợp tác hải quan,

QUYẾT ĐỊNH tạo thuận lợi cho tạm quản thông qua việc đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục theo các mục tiêu kinh tế, nhân đạo, văn hoá, xã hội hoặc du lịch,

CHO RẰNG việc áp dụng mô hình chuẩn các chứng từ tạm quản như các chứng từ hải quan quốc tế có kèm bảo đảm sẽ góp phần thuận lợi hoá thủ tục tạm quản,

ĐÃ THOẢ THUẬN như sau:

Chương I

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

CÁC ĐỊNH NGHĨA

Điều 1

Các thuật ngữ được sử dụng trong Công ước được hiểu như sau:

a. “ Tạm quản” là chế độ hải quan mà theo đó một số hàng hoá (bao gồm cả các phương tiện vận tải) được nhập vào lãnh thổ hải quan mà không phải đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác và không bị áp dụng các hạn chế hay cấm nhập khẩu đối với các loại hàng mang tính chất kinh tế kể cả các phương tiện vận tải được nhập với mục đích rõ ràng và sẽ tái xuất trong thời hạn xác định mà không bị làm thay đổi, cải biến trừ trường hợp giảm giá trị thông thường do quá trình sử dụng;

b. “ Thuế nhập khẩu và các loại thuế khác” là thuế hải quan và tất cả các loại thuế khác, lệ phí liên quan tới nhập khẩu hàng hoá (bao gồm cả các phương tiện vận tải), ngoại trừ các phí có trị giá xấp xỉ giá một số dịch vụ cụ thể do Cơ quan Hải quan cung cấp;

c. “ Bảo đảm” là cam kết thực hiện một nghĩa vụ nào đó với cơ quan hải quan. Bảo đảm được mô tả “ tổng thể” nghĩa là thực hiện những nghĩa vụ phát sinh từ nhiều hoạt động;

d. “ Chứng từ tạm quản” là chứng từ hải quan quốc tế để khai báo hải quan tạo điều kiện cho việc nhận diện hàng hoá (bao gồm cả các phương tiện vận tải) và là bảo đảm có giá trị quốc tế đối với các nghĩa vụ về thuế nhập khẩu và các loại thuế khác;

e. “ Liên minh Hải quan hoặc liên minh kinh tế” là liên minh được thành lập và bao gồm các thành viên được nêu tại Điều 24, khoản 1 của Công ước. Liên minh có thẩm quyền thông qua pháp chế riêng của mình có tính ràng buộc các thành viên trong các vấn đề do Công ước điều chỉnh, và có thẩm quyền quyết định ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước theo thủ tục nội bộ của mình;

f. “ Cá nhân” trong Công ước này được hiểu là các thể nhân hay pháp nhân, trừ trường hợp hoàn cảnh yêu cầu khác;

g. “ Hội đồng” là tổ chức được thành lập theo quyết định của Công ước thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan ngày 15/12/1950 tại Brussels;

h. “ Phê chuẩn” là sự thông qua, chấp nhận.

Chương II

PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 2

1. Theo các điều khoản của Công ước này, mỗi bên tham gia Công ước cho phép tạm quản hàng hoá (kể cả phương tiện vận tải) như đã quy định trong các phụ lục của Công ước.

[...]