Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 17/06/1994
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Liên hợp quốc
Người ký ***
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

CÔNG ƯỚC

CHỐNG SA MẠC HÓA CỦA LIÊN HỢP QUỐC, 1992
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN RIO DE JANEIRO, 1992

LỜI NÓI ĐẦU

Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992.

Sau hơn một năm tham khảo ý kiến đóng góp của hơn 1.000 nước trên thế giới, cuối cùng Công ước đã được hoàn chỉnh vào tháng 6 năm 1994. Công ước được mở cho các nước ký tại Pari vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994.

Mục tiêu của Công ước là:

- Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá

- Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá

- Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá

- Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tiệt chủng, khí hậu thay đổi v.v...

- Hiện trạng về sa mạc hoá

Việc suy thoái nghiêm trọng đất đai và có nhiều vùng khô hạn đang đe doạ hơn 900 triệu người dân ở khoảng 100 nước, chiếm 25 % diện tích đất đai của hành tinh chúng ta.

Theo báo cáo của chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hoá là do chăn thả bừa bãi, canh tác quá mức, hệ thống tưới tiêu lạc hậu, mất rừng dẫn đến thay đổi khí hậu.

Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn, và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Khoảng 800 triệu người dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.

Các bên tham gia Công ước Chống Sa mạc hoá của Liên Hợp quốc:

- nhận thức rất rõ về nguy cơ sa mạc hoá

- thấy rằng sa mạc hoá là vấn đề có qui mô toàn cầu ảnh hưởng đến mọi vùng trên trái đất, cộng đồng thế giới cần phải có hành động chung để chống sa mạc hoá

- nhận thức rõ rằng sa mạc hoá là do nhiều nhân tố tác động như lý học, sinh học, chính trị, xã hội, kinh tế gây ra

- nhận thức rõ tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá

+ thấy rằng sa mạc hoá và khô hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và an ninh lương thực

+ đánh giá cao nỗ lực của các nước và các tổ chức quốc tế trong việc chống sa mạc hoá, hạn hán và thực thi kế hoạch hành động chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên các nước cần phải nỗ lực hơn nữa.

+ các nước nhất trí tuân thủ theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro Brazin, ở Chương 12 liên quan đến chống sa mạc hoá.

+ khẳng định lại cam kết của các nước phát triển giúp các nước bị sa mạc hoá tuân thủ theo nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc số 47/188 về chống sa mạc hoá và hạn hán, đặc biệt tại các nước Châu Phi.

+ theo tuyên bố Rio, nguyên tắc số 2 và luật quốc tế, các nước có quyền khai thác nguồn tài nguyên của mình theo chính sách môi trường và phát triển của nước mình nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường ngoài phạm vi của nước mình.

+ các nước phải có trách nhiệm chống sa mạc hoá và hạn hán theo chương trình mà mỗi nước đưa ra.

- khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc chống sa mạc hoá.

- khẳng định tầm quan trọng trong việc giúp các nước đang phát triển bị hạn hán và sa mạc hoá - nơi không có nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện được những cam kết của mình trong Công ước.

- các bên bày tỏ lo ngại ảnh hưởng của sa mạc hoá và hạn hán tại vùng Trung á. Khẳng định sự tham gia tích cực trong các chương trình chống sa mạc hoá.

- nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa sa mạc hoá và các vấn đề khác liên quan đến môi trường có tính toàn cầu mà cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đều quan tâm.

- khẳng định vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc chống sa mạc hoá.

[...]