Chương trình hành động 47/CTr-UBND thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang 2016

Số hiệu 47/CTr-UBND
Ngày ban hành 25/02/2016
Ngày có hiệu lực 25/02/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Nghị quyết của Tỉnh ủy và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Chương trình hành động với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tạo sự thống nhất của các cấp, các ngành trong việc quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 16 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2016. Nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; triển khai có hiệu quả chương trình tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ, trọng tâm là tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mnh phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội. Bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2. Cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 của Chính phủ và HĐND tỉnh để tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Rà soát hoàn thiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực đảm bảo tính đồng bộ.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các huyện, thành phố tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố Hà Giang. Phối hợp với các ngành của Tỉnh xây dựng Quy hoạch phát triển vùng động lực theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, gắn với xây dựng cơ chế phân cấp, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước cho vùng động lực. Tập trung hoàn thiện Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các quy hoạch ngành, lĩnh vực và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm rà soát, bổ sung, điu chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời thực hiện công bố công khai quy hoch theo đúng quy định hiện hành.

2. Tập trung tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

* Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tnh Hà Giang bám sát các chính sách về tiền tệ - tín dụng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong huy động vốn; đề xuất cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận vốn vay.

* Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan:

- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 05/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2016; quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm đúng dự toán được duyệt. Triệt để tiết kiệm các khoản chi không thực sự cần thiết (tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác) và mua sắm các trang thiết bị văn phòng. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy về mua sắm và sử dụng xe công.

- Tập trung nguồn lực cho những chương trình, đề án đã phát huy hiệu quả; thực hiện tốt các chính sách HĐND tỉnh đã ban hành; tiếp tục kiểm tra, rà soát, xử lý khắc phục và giảm thiểu chi chuyển nguồn và kết dư ngân sách sang năm sau. Bảo đảm kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội.

* Hệ thống Kho Bạc nhà nước kiểm soát chi ngân sách nhà nước chặt chẽ theo đúng dự toán được giao. Tích cực phối hợp với các ngành đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục các công trình đthanh toán tạm ứng, hoàn ứng và đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2016.

* Cục Thuế tỉnh, Hải quan và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách: Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ đầu năm, chủ động khai thác mọi nguồn thu, phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân Tỉnh. Chỉ đạo quyết liệt chống thất thu ngân sách, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng; tăng cường thu hồi các khoản nợ đọng thuế; cương quyết áp dụng các biện pháp cưng chế đối với các hành vi chây ỳ trốn lậu thuế.

* Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Tổ chức và hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công năm 2016 theo quy định của Luật Đầu tư công. Chủ trì phối hợp với các chủ đầu tư triển khai rà soát các dự án đầu tư dở dang, xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý, cắt giảm quy mô, hạng mục chưa cần thiết; đồng thời cương quyết dừng thi công các dự án kém hiệu quả để tập trung nguồn vốn hoàn thành dứt điểm các dự án thực sự hiệu quả; khắc phục triệt để đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định đối với một số dự án: (Dự án Hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan hành chính Tỉnh; dự án cụm các trường chuyên nghiệp Tỉnh; dự án cấp nước Suối Sửu về xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên; dự án khu công nghệ cao xã Phong Quang) theo hình thức đối tác công tư (Nghị định 15/CP); đồng thời phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát lập danh mục dự án cấp thiết, quan trọng của Tỉnh có tác động lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển để tiếp cận, huy động các nguồn vốn hợp pháp triển khai thực hiện.

- Tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo và phối hợp với các sở ngành tỉnh, UBND các huyện tổ chức thực hiện có hiệu quả 02 Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020.

* Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố: Tổ chức thực hiện chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, bảo đảm triệt để tiết kiệm, đúng chế độ quy định; cắt giảm tối đa các khoản chi không thực sự cần thiết; thực hiện nghiêm Luật thực hành, chống lãng phí, Luật Ngân sách. Tăng cường chỉ đạo công tác thu ngân sách, đảm bảo hoàn thành và vượt chỉ tiêu do Hội đồng nhân dân các cấp giao.

- Chỉ đạo chuẩn bị chu đáo các điều kiện để phục vụ tốt cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hi đồng nhân dân các cấp đảm bảo an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.

3. Đẩy mạnh thực hiện các đề án tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

* Sở Nông nghip và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể đối với từng cây, con theo đúng Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được phê duyệt, trong đó tập trung vào những sản phẩm lợi thế như: Cam, chè, dược liệu, bò vàng, nuôi ong lấy mật và phát triển trồng rừng cây gỗ ln. Phối hợp với các trường đại học, Viện nghiên cứu triển khai thực hiện các đề tài, dự án đã ký kết như: Đề tài sản xuất giống dược liệu; dự án về xác định thành phần lý, hóa học đối với 11 loại dược liệu,...

- Tập trung chỉ đạo thực hiện đúng khung thời vụ và cơ cấu giống cho từng vụ theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm như: sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (tại huyện Quang Bình, Xín Mần); đồng thời tăng cường triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả (mô hình cánh đồng mẫu theo hướng 5 cùng) đang triển khai trên địa bàn; mở rộng, nhân rộng mô hình đầu tư có thu hội - tái đầu tư. Xây dựng kế hoạch để từng bước tăng dần tỷ lệ dịch vụ và tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp.

- Xây dựng phương án và nguồn kinh phí để thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Tnh. Triển khai Dự án phát triển bò vàng vùng cao nguyên đá thành hàng hóa theo chuỗi giá trị.

[...]