Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chương trình 199/CTr-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 199/CTr-UBND
Ngày ban hành 12/07/2021
Ngày có hiệu lực 12/07/2021
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 199/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 09 tháng 7 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 09-CT/TU NGÀY 10/5/2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG BÀI TRỪ CÁC HỦ TỤC LẠC HẬU Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 10/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Thông báo số 120/TB-UBND, ngày 07/7/2021 của UBND tỉnh thông báo Kết luận phiên họp tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 10/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 10/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động nhân dân từng bước cải tạo, dần xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong sinh hoạt đời sống gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các Sở, ban, ngành, UBND, các cấp bám sát những nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chỉ thị của Tỉnh ủy và Chương trình hành động của UBND tỉnh; lựa chọn những phong tục, tập quán lạc hậu trong từng dân tộc để tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước cải tạo hoặc xóa bỏ.

- Trong quá trình triển khai thực hiện phải đảm bảo hiệu quả. Các nội dung phải được cụ thể lộ trình triển khai cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, dân tộc; đồng thời nêu cao tinh thần gương mẫu, tự giác đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng; hội viên Hội nghệ nhân dân gian...

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/4/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Chỉ thị số 06/CT-TTg, ngày 20/2/2017 về chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội và Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 02/02/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Phổ biến, định hướng cho nhân dân không vi phạm các quy định của Nhà nước trong đời sống hàng ngày, trong tổ chức việc cưới, việc tang và tổ chức các lễ hội của địa phương, dân tộc.

- Hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong sinh hoạt đời sống vào hương ước, quy ước tại các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, tùng bước loại bỏ các hủ tục, tập quán, tín ngưỡng lạc hậu ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần, gây lãng phí, lan truyền dịch bệnh, tổn hại đến sức khỏe con người thông qua vai trò của Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, trưởng dòng họ, hội viên Hội nghệ nhân dân gian, người có uy tín ở thôn, bản và đội ngũ cán bộ đang công tác tại cơ sở trong việc đưa chủ trương, chính sách đến với đồng bào, tạo niềm tin và động viên đồng bào thực hiện.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân nhất là tuyên truyền, phổ biến thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật trẻ em, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự... các hành vi vi phạm về hôn nhân và gia đình, xâm hại trẻ em, xâm hại người dưới 16 tuổi.

- Nghiên cứu xây dựng các phiên tòa giả định, hồ sơ xét xử để tuyên truyền về các quy định của pháp luật, đối với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...tại địa phương.

- Đưa nội dung tuyên truyền bài trừ hủ tục, phong tục lạc hậu vào trong các trường học, từng bước làm thay đổi tư duy nhận thức cho thế hệ trẻ, con em của đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Lồng ghép các hoạt động truyền thông, tư vấn về phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào quá trình thực hiện một số hoạt động chuyên môn của các ngành, các cấp; cung các các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp can thiệp y tế phù hợp với địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền phổ biến các nội dung liên quan đến các hủ tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hình thức tuyên truyền

- Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng theo chức năng đặc thù của các cấp, các ngành; cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao mức tiếp cận thông tin, tiếp cận các dịch vụ xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với các hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thông qua bản tin Website của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố...

- Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan (pa nô, áp phích, băng zôn) trên các trục đường ở trung tâm các huyện, thành phố; trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các khu chợ; thông tin lưu động kết hợp các chương trình văn nghệ của các đội thông tin lưu động, chiếu bóng lưu động; tuyên truyền miệng tại các nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố trong các buổi sinh hoạt khu dân cư; tuyên truyền thông qua các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm sân khấu trong các cuộc thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, giao lưu văn nghệ ...

- Tổ chức phát động ký cam kết bài trừ các hủ tục, phong tục lạc hậu; xây dựng các mô hình điển hình của dòng họ, địa phương trong thực hiện bài trừ các hủ tục lạc hậu.

- Duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục tìm hiểu chính sách dân tộc, tôn giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc. Đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử văn hóa, phong tục, tập quán, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, gương người tốt, việc tốt, tích cực tham gia lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, thực hiện nếp sống văn minh, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc.

[...]