Chương trình 1390/CTr-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 1390/CTr-UBND
Ngày ban hành 04/02/2021
Ngày có hiệu lực 04/02/2021
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Cao Tiến Dũng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1390/CTr-UBND

Đồng Nai, ngày 04 tháng 02 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2021 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; UBND tỉnh Đng Nai xây dựng Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết trên, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện trong toàn tỉnh Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; Nghị quyết của Tỉnh ủy về chỉ tiêu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2021; Nghị quyết s20/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021 của tỉnh Đồng Nai; Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh về giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương, phân bổ chi ngân sách tỉnh và bổ sung ngân sách cấp dưới của tỉnh Đồng Nai năm 2021; Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công năm 2021.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị tổ chức triển khai xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, báo cáo kết quả theo định kỳ và theo yêu cầu của UBND tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2021

Năm 2021, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI; Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 05 năm 2021-2025 của tỉnh Đồng Nai. Bên cnh những điều kiện thuận lợi, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiu khó khăn, thách thức, đó là: những diễn biến phức tạp về thiên tai do biến đổi khí hậu; tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp; sức ép lớn về yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, người dân đến làm ăn và sinh sống tại địa phương tăng mạnh.

Do đó, để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ nói chung và Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Đồng Nai nói riêng, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chức năng nhiệm vụ của ngành tại Quyết định số 4690/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 về việc tổ chức triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 của tỉnh Đồng Nai, đồng thời tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA UBND TỈNH

1. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực chất, hiệu quả hơn. Chuẩn bị các nguồn lực để khai thác tốt lợi thế khi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng đưa vào khai thác.

2. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực chất hơn gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đi mới sáng tạo. Quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, khoáng sản, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên không tái tạo. Tổ chức thực hiện tốt việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chng giảm nhẹ thiên tai.

3. Tiếp tục xây dựng bộ máy các cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

4. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

5. Chủ động thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp; phát huy dân chủ, kỷ cương và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2021

1. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn:

Tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế tỉnh; phát triển các ngành kinh tế chủ lực, có giá trị gia tăng cao, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng truyền thống nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Triển khai thực hiện có hiệu quả việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; giảm chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và ổn định sử dụng đất, tăng cường tính minh bạch, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đng; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư theo đúng định hướng. Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sử dụng lao động có tay nghề cao.

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khai thác triệt để cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao: công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử, thiết bị y tế, công nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp.

Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; tổ chức sản xuất theo chui giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực (trung ương, tỉnh, đặc sản địa phương); khai thác tận dụng tốt lợi thế về phát triển nông nghiệp, xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn chất lượng; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến sâu, thị trường tiêu thụ, khai thác có hiệu quả chợ đầu mối nông sản, cụm công nghiệp chế biến sâu nông sản; tạo đột phá trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng nn nông nghiệp đô thị, nông nghiệp hữu cơ, kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết ni với hệ thng tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Chủ động kêu gọi các nhà đầu tư và tích cực tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại: trung tâm thương mại, siêu thị, chợ tại các địa phương. Tạo điều kiện phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại kết hợp với phát triển mạng lưới phân phối tại khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu thụ của người dân trên địa bàn tỉnh. Chú trọng phát triển các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ hiện đại, tổng hợp của tỉnh trọng tâm là xây dựng, quản lý và đưa vào hoạt động có hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử; các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, các dịch vụ logistic...

Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư; hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng của tỉnh; có cơ chế khuyến khích người dân tham gia làm du lịch. Quan tâm đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch; phát triển các dự án du lịch sinh thái, du lịch đường sông kết hợp khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương và phát triển các loại hình kinh tế ban đêm để thu hút khách du lịch.

2. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát huy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.

[...]