Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chương trình 09/CTPH-UBND-UBMTTQ năm 2016 phối hợp thực hiện Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 09/CTPH-UBND-UBMTTQ
Ngày ban hành 17/11/2015
Ngày có hiệu lực 17/11/2015
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

TỈNH
CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/CTPH-UBND-UBMTTQ

Cà Mau, ngày 17 tháng 11 năm 2015

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỐI HỢP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH SỐ 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỀ HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Hòa giải cơ sở ngày 20/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở;

Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN) về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện một squy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh Cà Mau ban hành Chương trình phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa UBND với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc triển khai thi hành pháp luật hòa giải ở cơ sở; không ngừng củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở; chủ động hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Nhân dân, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tuân thủ quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở và các văn bản chỉ đạo của cp trên; chủ động tchức trin khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao cht lượng hòa giải ở cơ sở; thực hiện tt các chế độ, chính sách đối với hòa giải viên.

- Nội dung và các biện pháp phối hợp cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và được trin khai thng nht, đồng bộ, khoa học, hiệu quả và được thực hiện thường xuyên, liên tục... Trong đó, chú trọng những mô hình điểm để điển hình nhân rộng; định kỳ sơ kết, tổng kết và khen thưởng theo quy định.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước về hòa giải ở cơ sở

a) Hướng dẫn và tchức thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở:

- UBMTTQVN tham gia rà soát và đề xuất ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở; UBMTTQVN các cấp tham gia góp ý dự thảo văn bản QPPL về công tác hòa giải ở cơ sở khi có yêu cầu.

- UBMTTQVN các cấp chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp trao đổi, thống nht các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao cht lượng hòa giải ở cơ sở trên địa bàn; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và quản lý nhà nước đối với công tác hòa giải ở cơ sở.

- UBMTTQVN các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia công tác xây dựng và thực hiện hòa giải cơ sở ở địa phương; hướng dẫn quy trình giới thiệu, bầu, đề nghị công nhận tổ hòa giải và hòa giải viên; rà soát, đề nghị củng cố, kiện toàn hòa giải viên.

- UBMTTQVN các cấp tham gia ý kiến về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; chủ trì xây dựng và củng cố tổ hòa giải và hòa giải viên; góp ý chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho hòa giải viên; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Tổ chức phổ biến, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở:

- UBMTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các hoạt động phổ biến, vận động Nhân dân thực hiện tốt quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; đề cao vai trò của hòa giải ở cơ sở đối với các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư; hỗ trợ, động viên, khuyến khích hòa giải viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- UBND các cấp hỗ trợ UBMTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận cung cấp về tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở; bồi dưỡng, tập huấn cho báo cáo viên pháp luật, đội ngũ tham gia làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của UBMTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp để thực hiện công tác phổ biến, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

c) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở:

- Hằng năm, UBND các cấp chủ trì, phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn. Căn cứ văn bản chỉ đạo của cấp trên, Trưởng ấp, khóm chủ trì phối hợp vi Trưởng Ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng Tổ hòa giải tiến hành tự kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại ấp, khóm và báo cáo UBMTTQVN cấp xã chỉ đạo.

- UBMTTQVN các cấp cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của UBND cùng cấp; phối hợp chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.

- Qua kiểm tra, UBND chủ trì phối hợp với UBMTTQVN tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp chỉ đạo trong thời gian tới.

d) Giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở:

- UBMTTQVN các cấp phối hp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 12 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin có liên quan đến nội dung giám sát; tổ chức đối thoại với cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát để làm rõ những nội dung có liên quan; gửi báo cáo kết quả giám sát đến UBND cùng cấp và UBMTTQVN cấp trên; báo cáo kết quả giám sát của UBMTTQVN tỉnh gửi đến Ban Thường trực UBTWMTTQVN, Chính phủ và thông báo đến UBND tỉnh.

- UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện, cung cp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; yêu cầu tổ chức đi thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết; tổ chức thực hiện kiến nghị sau giám sát.

[...]