Chỉ thị 62/CT-UB năm 1979 về huy động lao động và tổ chức các đội lao động chuyên nghiệp ở các quận, huyện, phường, xã để xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 62/CT-UB
Ngày ban hành 11/05/1979
Ngày có hiệu lực 11/05/1979
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Đình Nhơn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 62/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 05 năm 1979

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC HUY ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC CÁC ĐỘI LAO ĐỘNG CHUYÊN NGHIỆP Ở CÁC QUẬN, HUYỆN, PHƯỜNG, XÃ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ

Nhiệm vụ xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của thành phố năm 1979 và các năm sau , có khối lượng xây dựng, vốn đầu tư và yêu cầu sử dụng lực lượng lao động rất lớn.

Riêng năm 1979 với khối lượng đào đấp 3,5 triệu m3 đất, 15.000m3 bê tông, gạch đá xây các loại, vốn đầu tư 10,2 triệu đồng và yêu cầu sử dụng 4,5 triệu ngày công lao động ; nhưng cho đến nay, mới thực hiện được 16,8% kế hoạch về khối lượng, 13,8% vốn đầu tư và 7,3% ngày công lao động.

Có tình hình trên là do thời gian qua không huy động đủ lao động theo kế hoạch cho công tác thủy lợi ; số người huy động được đã ít, lại phần lớn làm chưa quen, năng suất kém, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, làm cho người lao động không hăng hái tham gia, khó huy động …

Tình hình trên nếu không kịp thời chấn chỉnh, kế hoạch thủy lợi năm 1979 khó hoàn thành, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cho năm nay và các năm sau.

Để khắc phục tình trạng trên, căn cứ các quy định của Nhà nước về tổ chức huy động lao động, các chế độ chính sách đối với lao động đi làm thủy lợi và tình hình của thành phố, sau đây là một số việc cấp bách phải làm ngay:

1/- Về đối tượng được huy động đi làm lao động thủy lợi, bao gồm :

a) Lực lượng lao động của các huyện ngoại thành ;

b) Lực lượng lao động của các quận, huyện được chọn và tổ chức thành các Đội lao động chuyên nghiệp ;

c) Lực lượng lao động cưỡng bức của các quận, huyện ;

d) Lực lượng thanh niên xung phong của thành phố ;

e) Ngoài ra, trong từng thời gian, từng trường hợp, có thể huy động lực lượng lao động xã hội chủ nghĩa của các quận, huyện đi làm (đợt ngắn ngày) để hỗ trợ cho việc xây dựng những công trình thủy lợi trọng điểm sớm hoàn thành đưa vào phục vụ kịp thời vụ.

Đối với những công trình thủy lợi nhỏ (nội đồng) của xã, ấp, chủ yếu là huy động lao động tại chỗ để làm, thực hiện phương châm : đồng ruộng, công trình thủy lợi ở đâu, phải gắn liền với lao động ở đó, người nông dân tại chỗ có nghĩa vụ đóng góp công sức để xây dựng. Tùy theo tính chất, quy mô công trình mà Ủy ban nhân dân xã tổ chức huy động lao động thực hiện. Những nơi mà nhân dân bị thiếu đói thì sẽ được bán gạo theo giá cung cấp, một số nhu yếu phẩm và tiền thù lao theo qui định của Nhà nước.

2/- Về việc tổ chức các Đội lao động chuyên nghiệp.

Để có lực lượng lao động chuyên môn làm lâu dài, phục vụ việc xây dựng các công trình công cộng của thành phố, và trước mắt là các công trình thủy lợi ; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kèm theo chỉ thị này “Quy định tạm thời về tổ chức các đội lao động chuyên nghiệp quận, huyện, phường, xã” để Ủy ban nhân dân các quận, huyện làm căn cứ tiến hành tổ chức gấp, đưa vào hoạt động càng sớm càng tốt, tranh thủ hoàn thành một số công trình trước mùa mưa.

3/- Về trách nhiệm các cấp, các ngành.

a) Ủy ban nhân dân mỗi quận, huyện căn cứ vào chỉ tiêu do Sở Lao động phân bổ (được Ủy ban nhân dân thành phố thông qua), có trách nhiệm khẩn trương huy động tổ chức lao động theo tinh thần chỉ thị này và tổ chức gấp các đội lao động chuyên nghiệp quận, huyện, phường, xã, đặt dưới quyền quản lý và điều khiển trực tiếp của các Ban chỉ huy công trường lao động thủ công quận, huyện sẵn có, có đủ tư cách pháp nhân, để tiến hành hoạt động được ngay.

Các trường hợp huy động lao động khác theo tinh thần trên, thuộc quận, huyện nào, cũng đặt dưới quyền điều khiển của Ban chỉ huy công trường lao động thủ công quận, huyện đó, để thống nhất một mối chỉ huy.

- Các Ban chỉ huy công trường lao động thủ công quận, huyện có trách nhiệm ký kết hợp đồng với Sở Thủy lợi, chuẩn bị chu đáo về mặt dụng cụ, hậu cần cho các Đội lao động chuyên nghiệp thuộc quận, huyện mình ; tổ chức, sử dụng lao động hợp lý, đạt năng suất cao ; thực hiện tốt các chế độ, chính sách mà Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố đã quy định ; bảo đảm an toàn lao động ; thực hiện tốt các chế độ bàn giao, nghiệm thu, thanh quyết toán ; trả công sòng phẳng và chăm lo đời sống cho số người lao động mà mình được phân công phụ trách.

b) Sở Lao động căn cứ yêu cầu, kế hoạch của Sở Thủy lợi được Ủy ban nhân dân thành phố phê chuẩn và căn cứ tình hình thực tế của các quận, huyện, tính toán phân bổ kịp thời chỉ tiêu huy động cho từng quận, huyện ; theo dõi, giúp đỡ để các quận, huyện huy động đủ số và đúng thời hạn ; kiểm tra việc tổ chức sử dụng lao động, tình hình thi hành các chế độ, chính sách, bảo đảm an toàn cho người lao động ; thường kỳ báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố tình hình và đề xuất bổ sung, hoặc sửa đổi những điểm còn thiếu, hoặc chưa hợp lý nêu ở bản quy định.

c) Sở Thủy lợi đảm bảo thi hành đúng các điều đã ký kết hợp đồng với các Ban chỉ huy công trường lao động thủ công quận, huyện nhất là về mặt cung cấp vật liệu xây dựng, nghiệm thu và thanh toán tài chánh ; thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của các đội lao động, cùng với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố hết sức giúp đỡ khi các đội gặp khó khăn về mặt phục vụ điều kiện lao động và đời sống.

d) Các Sở, Ban, Ngành khác : Ủy ban kế hoạch, Ủy ban Vật gái, Sở Nông nghiệp, Sở Tài chánh, Ngân hàng kiến thiết, Ngân hàng thành phố, Sở Công nghiệp, Ty Lâm nghiệp, Công ty vật tư tổng hợp, Sở Lương thực, Sở Thương nghiệp, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Quản lý phân phối điện, các đoàn thể Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình cần có kế hoạch đóng góp tích cực, hướng dẫn các cơ sở trực thuộc ngành mình phục vụ tốt và kịp thời.

Nhận được chỉ thị này, yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện hết sức lưu ý ; khẩn trương tổ chức triển khai thi hành tốt.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đình Nhơn

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

[...]