Chỉ thị 40/CT-TTg năm 2017 về tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp (2003-2018) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 40/CT-TTg |
Ngày ban hành | 10/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 10/11/2017 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔNG KẾT 15 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP (2003 - 2018)
Pháp lệnh Động viên công nghiệp được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 25 tháng 02 năm 2003 và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 10 tháng 3 năm 2003.
Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, ban hành hệ thống văn bản để triển khai, thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) đồng bộ, hiệu quả. Triển khai tổng khảo sát, lựa chọn, lập danh mục giao bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập đoàn, tổng công ty quản lý các doanh nghiệp công nghiệp có đủ khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội. Thực hiện đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng các dây chuyền động viên công nghiệp tại doanh nghiệp công nghiệp và đơn vị quân đội; tổ chức, sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị cho Quân đội bảo đảm số lượng, chất lượng theo chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; năng lực công nghệ các dây chuyền được duy trì ổn định, từng bước được nâng cao, sẵn sàng động viên khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, sau 15 năm triển khai, tổ chức thực hiện Pháp lệnh còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập: số lượng doanh nghiệp công nghiệp được khảo sát, lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp còn ít so với số lượng thực tế doanh nghiệp công nghiệp trên toàn quốc; chưa đánh giá hết tiềm năng công nghiệp của quốc gia, từng vùng, từng địa phương phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng; việc lập quy hoạch, kế hoạch để định hướng, thu hút, khai thác, phát huy sức mạnh tổng hợp, tiềm lực công nghiệp của các thành phần kinh tế, ngành, địa phương cho nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị chưa đáp ứng yêu cầu tự lực, tự cường, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu động viên công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp còn nhỏ lẻ, ngắn hạn, chưa đồng bộ, thiếu tính quy hoạch, kế hoạch. Số lượng các dây chuyền động viên công nghiệp được triển khai xây dựng còn ít; sản phẩm động viên công nghiệp chưa đa dạng; việc đầu tư, nghiên cứu, thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, lĩnh vực mới chưa có tính đột phá. Công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách về động viên công nghiệp còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội. Cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể một số địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác động viên công nghiệp. Một số quy định tại Pháp lệnh có những điểm bất cập, chưa phù hợp và thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách và các văn bản liên quan về quản lý, huy động các doanh nghiệp công nghiệp phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng. Ngân sách nhà nước hằng năm bảo đảm cho công tác động viên công nghiệp hạn hẹp; các chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp công nghiệp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp chưa phù hợp với điều kiện hiện nay.
Để triển khai nhiệm vụ tổng kết thực hiện Pháp lệnh, làm cơ sở đề xuất xây dựng Dự án Luật động viên công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp trong phạm vi toàn quốc (2003 - 2018).
2. Nội dung tổng kết
Đánh giá đầy đủ, khách quan kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, làm rõ nguyên nhân bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Pháp lệnh; đề xuất chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác động viên công nghiệp trong tình hình mới; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về động viên công nghiệp; tiến hành khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Pháp lệnh.
3. Phương pháp và thời gian tổng kết
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Bắc Giang, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ tổ chức hội nghị tổng kết do Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì; các tỉnh, thành phố còn lại xây dựng báo cáo tổng kết (không tổ chức hội nghị).
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Quốc phòng) kết quả tổng kết Pháp lệnh trước ngày 31 tháng 3 năm 2018.
b) Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương xây dựng báo cáo tổng kết (không tổ chức hội nghị), báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Quốc phòng) kết quả tổng kết Pháp lệnh trước ngày 31 tháng 3 năm 2018.
c) Các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Hóa học tổ chức hội nghị tổng kết do Tư lệnh chủ trì; các Tổng cục: Kỹ thuật, Công nghiệp quốc phòng xây dựng báo cáo tổng kết (không tổ chức hội nghị).
Báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Bộ Tổng Tham mưu) kết quả tổng kết Pháp lệnh trước ngày 30 tháng 4 năm 2018.
d) Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị tổng kết do Bộ trưởng chủ trì, hoàn thành tổng kết trong quý II năm 2018.
4. Ngân sách bảo đảm tổng kết
Các địa phương: Sử dụng ngân sách địa phương chi cho công tác động viên công nghiệp hằng năm và nhiệm vụ tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh.
Các đơn vị quân đội: Sử dụng ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng chi cho công tác động viên công nghiệp hằng năm và nhiệm vụ tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh.
5. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổng kết Pháp lệnh; xây dựng kế hoạch hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Chỉ thị này; tổ chức tổng kết đạt hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2018.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |