Pháp lệnh động viên công nghiệp năm 2003

Số hiệu 09/2003/PL-UBTVQH11
Ngày ban hành 25/02/2003
Ngày có hiệu lực 01/07/2003
Loại văn bản Pháp lệnh
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Nguyễn Văn An
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2003/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2003

 

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 09/2003/PL-UBTVQH11 NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2003 VỀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân, đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về động viên công nghiệp; góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị bảo đảm cho Quân đội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm 2003;
Pháp lệnh này quy định về động viên công nghiệp.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang để sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.

Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hành động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và trong chiến tranh.

Điều 2.. Động viên công nghiệp không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 3.  Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trang bị là các loại vũ khí, khí tài, phương tiện kỹ thuật có trong biên chế của Quân đội.

2. Chỉ tiêu động viên công nghiệp là số lượng trang bị phải sản xuất, sửa chữa khi có quyết định động viên công nghiệp.

3. Chuẩn bị động viên công nghiệp là việc thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra cơ sở vật chất để sẵn sàng sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.

4. Thực hành động viên công nghiệp là việc thực hiện các biện pháp để tiến hành sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.

Điều 4.

1. Chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp phải tuân thủ mục đích sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.

2. Việc xác định quy mô động viên công nghiệp phải phù hợp với nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của Quân đội và năng lực của doanh nghiệp công nghiệp.

3. Chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch.

Điều 5.

1. Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp công nghiệp và người lao động trong chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp.

2. Việc quản lý và khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao cho doanh nghiệp công nghiệp để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp do Chính phủ quy định.

Điều 6. Nghiêm cấm những hành vi sau đây:

1. Trốn tránh, cản trở việc chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp;

2. Phá hoại, mua bán, tặng cho, cho thuê, cầm cố, thế chấp, khai thác trái phép trang thiết bị do Nhà nước giao cho doanh nghiệp công nghiệp để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị;

3. Tiết lộ bí mật nhà nước về kế hoạch động viên công nghiệp, bí mật sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp được giao nhiệm vụ động viên công nghiệp;

4. Sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh và các mục đích khác.

Điều 7.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến động viên công nghiệp.

Chương 2:

CHUẨN BỊ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ