Chỉ thị 275-TTg năm 1973 thực hiện bản Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Số hiệu 275-TTg
Ngày ban hành 31/12/1973
Ngày có hiệu lực 15/01/1974
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 275-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1973 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢN ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VÀ BẢN QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ KINH TẾ

Ngày 01 tháng 11 năm 1973, Hội đồng Chính phủ đã ban hành bản Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Hai văn bản này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu lực quản lý của Hội đồng Chính phủ, của các Bộ, đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt, cũng như yêu cầu cơ bản lâu dài. Hai văn bản này là một bộ phận trong toàn bộ công tác cải tiến và xây dựng chế độ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế.

Việc thi hành hai văn bản này không phải là một việc riêng lẻ, tách rời mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, mà gắn liền một cách hữu cơ với việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, thực hiện chương trình công tác thường xuyên của các Bộ, các ngành, các cấp, các cơ sở. Quá trình thi hành hai văn bản này là một quá trình phấn đấu thường xuyên để quán triệt những hiểu biết mới, sáng tạo trong việc tổ chức và quản lý kinh tế, quản lý xã hội theo phương thức quản lý xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh chống mọi tư tưởng và lề thói làm ăn cũ kỹ, quan liêu, phân tán, cục bộ của nền sản xuất nhỏ. Đó là một cuộc đấu tranh gay go, lâu dài nhằm tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước, của mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi người để ngày càng hoàn thiện các phương pháp và chế độ quản lý, dần dần xây dựng một hệ thống quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn của nước ta.

Kế hoạch thực hiện hai văn bản này bao gồm ba loại công tác:

I. PHỔ BIẾN RỘNG RÃI HAI VĂN BẢN ĐỂ THỐNG NHẤT NHẬN THỨC TƯ TƯỞNG VÀ HÀNH ĐỘNG TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐẶT KẾ HOẠCH THI HÀNH CỤ THỂ CỦA TỪNG BỘ, TỔNG CỤC

Phải thông qua những cuộc hội nghị thảo luận gọn, thiết thực có chất lượng, để truyền đạt sâu rộng tinh thần và nội dung hai văn bản cho các cán bộ lãnh đạo ở trung ương và địa phương, cho toàn thể cán bộ, nhân viên các Bộ, Ủy ban, Tổng cục, các Ủy ban hành chính và các đoàn thể nhân dân cho đến tận cơ sở.

Yêu cầu của việc phổ biến này là: bảo đảm sự nhất trí cao về quan điểm, nhận thức tư tưởng để thống nhất hành động. Mỗi người cần hiểu và làm đúng theo Điều lệ và bản Quy định. Việc tranh luận về những vấn đề có tính chất lý luận, nguyên tắc vẫn có thể tiếp tục trong phạm vi tổ chức, để đi đến những kết luận ngày càng chính xác và phong phú hơn. Nhưng trong việc làm hàng ngày, nhất thiết mọi người phải hiểu và phải làm đúng những điểm quy định trong hai văn bản vừa ban hành.

Trên cơ sở thảo luận để quán triệt tinh thần và nội dung hai văn bản, từng Bộ và Tổng cục phải đặt kế hoạch thi hành cụ thể trong phạm vi phụ trách của mình, đề ra những yêu cầu cụ thể phải đạt tới trong từng thời gian. Trong từng đợt như vậy, phải xác định những việc làm thiết thực, gắn liền những việc làm đó với nội dung quản lý công việc hàng ngày của các Bộ, các ngành, các cấp, gắn liền việc xây dựng nề nếp quản lý, cải tiến công tác quản lý với việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh tế của Nhà nước.

Kế hoạch thi hành này của mỗi Bộ, Tổng cục phải gửi lên Thủ tướng Chính phủ để báo cáo, và hàng tháng, các Bộ, Tổng cục phải gửi báo cáo về kết quả thi hành hai văn bản

II. TIẾP TỤC BAN HÀNH CÁC BẢN ĐIỀU LỆ CÁC NGÀNH, CÁC CẤP

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ nhất là các Bộ chức năng, các Bộ và Tổng cục quản lý kinh tế cần tích cực chỉnh lý các bản Điều lệ của mình cho phù hợp với hai văn bản vừa ban hành, trình Thủ tướng Chính phủ.

2. Văn phòng Phủ Thủ tướng phải sớm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ bản quy định về chế độ làm việc cụ thể của Hội đồng Chính phủ, Thường vụ Hội đồng Chính phủ và bản quy định về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Phủ Thủ tướng.

3. Ban nghiên cứu quản lý kinh tế cần phối hợp với các Bộ, Tổng cục và Ủy ban hành chính một số tỉnh, thành phố hoàn thành dự thảo bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Khoản đầu năm 1974, dự thảo đó cần được đưa ra thảo luận để trưng cầu ý kiến của các ngành và các địa phương.

4. Phải tiếp tục xây dựng và lần lượt ban hành các bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực nội chính; trong lĩnh vực văn hóa, xã hội; trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại.

5. Phải xúc tiến hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ phê chuẩn và ban hành các bản điều lệ mẫu của xí nghiệp, liên hiệp các xí nghiệp. Tích cực nghiên cứu xây dựng điều lệ mới hoặc bổ sung điều lệ cũ về các mặt quản lý kinh tế của các đơn vị kinh tế trong khu vực nông nghiệp và tiểu công nghiệp thủ công nghiệp.

III. XÚC TIẾN VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỂ BỔ SUNG HOẶC BAN HÀNH CÁC LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ, THỂ LỆ QUẢN LÝ MỚI.

Để đảm bảo thực hiện tốt hai văn bản, các Bộ chức năng phải soát xét lại để sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách, chế độ quản lý hiện hành và xây dựng ban hành nhiều chính sách, chế độ, thể lệ quản lý mới.

Từng Bộ có trách nhiệm xác định xem trong phạm vi phụ trách của mình cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới những chính sách, chế độ, thể lệ gì, theo thứ tự trước sau, sau như thế nào, và ghi rõ trong kế hoạch của Bộ mình, nhằm thực hiện hai văn bản vừa ban hành. Dước đây là một số chính sách, chế độ quan trọng nhất cần chú ý làm ngay:

1. Cải tiến chế độ và phương pháp xây dựng kế hoạch đặc biệt chú trọng xác định hệ thống chỉ tiếp pháp lệnh, giao kế hoạch hàng năm cho các Bộ, Tổng cục và cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đúng theo những điều khoản của hai văn bản vừa ban hành. Việc này cần làm ngay để áp dụng kịp thời cho việc xây dựng kế hoạch Nhà nước năm 1974. (Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phụ trách).

2. Quy chế cụ thể về chuẩn bị đầu tư, giám định đầu tư, thực hiện đầu tư (Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phụ trách).

3. Cải tiến chế độ cấp phát và thu, chi tài chính Nhà nước; quy định chế độ lập quỹ tập trung của Bộ trích từ lợi nhuận xí nghiệp (Bộ Tài chính phụ trách).

4. Cải tiến chế độ tín dụng và thanh toán của ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước phụ trách).

5. Cải tiến những điểm cần thiết trong chính sách giá và quy chế thống nhất quản lý giá, phân công, phân cấp quyết định giá (Ủy ban Vật giá Nhà nước phụ trách).

6. Cải tiến chế độ quản lý và cung ứng vật tư kỹ thuật (Bộ Vật tư phụ trách).

7. Cải tiến phương pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật tiến bộ (Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước phụ trách).

8. Cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng (Bộ Lao động phụ trách).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ