BỘ
LÂM NGHIỆP
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2-LS/CNR
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 5 năm 1991
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG MỚI TRONG KHAI THÁC RỪNG
VÀ THIẾT KẾ KHAI THÁC CHO NĂM 1992
Trong mấy năm qua, việc thực hiện
chủ trương "Lập lại trật tự trong khai thác rừng" đã có những chuyển
biến tốt và đã đạt được một số thành quả nhất định. Các đơn vị, địa phương đã lấy
việc quản lý, bảo vệ trong khai thác rừng hàng năm là rất bức thiết - Vừa đáp ứng
được nhu cầu lâm sản vừa đảm bảo được vốn rừng - Việc thực hiện chủ trương khai
thác phải có thiết kế đã có tác dụng tốt trong việc quản lý sản xuất kinh doanh
cũng như trong việc quản lý Nhà nước.
Để tiếp tục thực hiện chủ trương
trên, Bộ chỉ thị các đơn vị thực hiện ngay những việc sau:
I. VỀ CHỦ
TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP
1. Trong năm 1992 Bộ sẽ thực hiện
chủ trương kinh doanh, sử dụng rừng theo chế độ bán cây đứng. Cụ thể là lâm trường
là chủ hàng và bán cho khách hàng theo sản lượng cây đứng đã được bài cho từng
cây, đúng như hồ sơ thiết kế gốc đã được duyệt cụ thể cho từng lô, khoảnh.
Để thực hiện chủ trương này, các
đơn vị phải có một lực lượng thiết kế khai thác đủ mạnh và có chất lượng để đảm
bảo được độ chính xác cao của phương án thiết kế khai thác theo yêu cầu mới.
Về các vấn đề cụ thể như việc
xác định giá bán cây đứng, búa bài cây, việc giao nhận rừng, giao nhận sản phẩm,
việc đóng búa kiểm lâm, địa điểm giao nhận... sẽ có các văn bản hướng dẫn tiếp
theo.
2. Để thực hiện được chủ trương
khai thác phải đi đôi với tái sinh rừng ngay từ năm 1992. Các đơn vị phải đồng
thời xây dựng cả hai kế hoạch khai thác - tái sinh rừng và duyệt cùng một lúc,
để thực hiện được các chỉ tiêu lâm sinh ngay năm khai thác hoặc trong năm tiếp
theo.
Cụ thể như sau;
2.1. Về kế hoạch khai thác:
Kế hoạch khai thác hàng năm của
từng đơn vị được xác định theo kết quả xét duyệt thiết kế khai thác hàng năm đã
quy định.
2.2. Về kế hoạch tái sinh rừng:
Nội dung của việc tái sinh rừng
được thực hiện cơ bản là theo đúng các quy định của quy phạm số 02-QĐ/KT ngày
2-1-1988 (Quy phạm tạm thời về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng
sản xuất).
Cụ thể như sau:
- Kế hoạch luỗng phát rừng trước
khai thác và dọn rừng sau khai thác.
- Kế hoạch nuôi dưỡng rừng (bao
gồm rừng tự nhiên, rừng trồng).
- Kế hoạch làm giàu rừng (bao gồm
trồng dặm, trồng theo rạch).
- Khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Trồng lại rừng mới ở những nơi
khai thác trắng (gồm tái sinh hạt, tái sinh chồi).
- Tỉa rừng thưa đến tuổi.
3. Về các kế hoạch liên quan:
Để thực hiện được việc đổi mới
trong công tác kế hoạch gắn với thị trường, trong đó gắn việc xác định chỉ tiêu
chế biến, xuất khẩu với nguồn nguyên liệu theo khả năng tài nguyên rừng cho phép.
Yêu cầu các đơn vị phải căn cứ
vào biểu thiết kế sản phẩm khai thác (biểu số 2) để xây dựng kế hoạch chế biến,
xuất khẩu theo đúng nguyên tắc chung là: cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng trên địa
bàn, nhu cầu xuất khẩu, nguồn nguyên liệu và năng lượng chế biến. Bộ sẽ xét duyệt
và cho phép xuất khẩu trên cơ sở số liệu về tài nguyên rừng theo thiết kế khai
thác được duyệt.
4. Về việc công bố địa danh khai
thác hàng năm:
Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng, việc khai thác hàng năm phải được công bố trước các cơ quan
pháp luật và công luận về diện tích, sản lượng và địa danh cụ thể.
Yêu cầu các đơn vị phải thực hiện
đúng và đủ các yêu cầu thiết kế như đã hướng dẫn. Nếu không chính xác, rõ ràng
về diện tích và địa danh khai thác, Bộ sẽ không xét duyệt thiết kế khai thác và
cấp quyết định mở rộng khai thác.
II. VỀ THIẾT
KẾ KHAI THÁC CHO NĂM 1992
Để thực hiện các chủ trương trên
ngay từ năm 1992, phải nâng cao chất lượng thiết kế khai thác theo yêu cầu mới
và cần chú ý các việc sau:
1. Về nội dung thiết kế: Vẫn thực
hiện như văn bản hướng dẫn cho năm 1991 (công văn số 579-LSCN ngày 13-4-1990).
2. Về địa danh khai thác: ngoài
số liệu tổng hợp đã ghi trong biểu tài nguyên (biểu I) ở các cột 1, 2, 3, 4 phải
thống kê chi tiết tên địa danh khai thác theo mã số đã quy định (tên lô, tên
khoanh, tên tiểu khu) như phụ lục 1.
3. Về chuyển hiện trường khai
thác: Để thuận tiện cho việc xét duyệt và ngăn chặn sự lợi dụng chặt đi chặt lại,
việc chuyển hiện trường phải có đủ các hồ sơ sau:
+ Tờ trình xin chuyển
+ Biểu thống kê chi tiết về diện
tích, trữ sản lượng, địa danh khai thác... đúng và đủ các cột như biểu tài
nguyên (biểu số 1) kèm theo hồ sơ gốc đã được duyệt để đối chiếu.
+ Trường hợp điều chỉnh vào cuối
năm, phải có xác nhận của hạt kiểm lâm nhân dân sở tại.
4. Việc thống kê sản lượng theo
nhóm và loại: Trước đây Bộ chỉ yêu cầu thống kê đến 8 nhóm gỗ. Nay để có căn cứ
cho việc chào hàng, yêu cầu các đơn vị sau khi đã thống kê sản phẩm theo nhóm
thì đồng thời phải tách riêng ra được trong từng nhóm có bao nhiêu tên gỗ và khối
lượng cụ thể của từng tên gỗ ấy như phụ lục 2.
III. CÁC ĐIỀU
KIỆN CẦN VÀ PHẢI CÓ KHI DUYỆT THIẾT KẾ KHAI THÁC 1992
Để thực hiện được yêu cầu mới
theo nguyên tắc khai thác phải có thiết kế, tức là toàn bộ sản phẩm của khâu
khai thác, chế biến, xuất khẩu phải được xác định trên cơ sở có hồ sơ thiết kế
khai thác được duyệt, ngoài các nội dung xét duyệt đã quy định, năm 1992 khi về
Bộ duyệt phải có các tài liệu sau:
1. Phải xác định được rừng được
phép thiết kế là rừng sản xuất.
2. Phải có giải thửa tiểu khu
đúng mã số quy định.
3. Phải có phương án điều chế rừng
giản đơn.
4. Chứng minh được sản lượng
khai thác/năm nằm trong phạm vi tài nguyên cho phép (năng lực của rừng. Căn cứ
để xác định là số liệu tài nguyên công bố năm 1989).
5. Đối với rừng trồng, phải có
phương án trồng rừng và hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng như đã quy định.
Trường hợp là từ vườn rừng của dân thì phải thống kê được khối lượng đến đơn vị
từng xã và có địa danh cụ thể. Đối với rừng tự nhiên, phải có kế hoạch về các
chỉ tiêu tái sinh rừng như đã nêu ở trên.
6. Có số dự kiến định hướng, định
lượng về chế biến, xuất khẩu.
Cụ thể:
- Tổng số gỗ khai thác trong năm
(gỗ lớn, gỗ nhỏ, gỗ mỏ, gỗ nguyên liệu giấy... của rừng tự nhiên, rừng trồng).
- Tổng số gỗ xẻ qua chế biến (gồm
gỗ lớn, gỗ nhỏ và các sản phẩm cụ thể).
- Tổng số gỗ xin xuất khẩu (gồm
tổng số gỗ quy tròn, gỗ xẻ thành phẩm các loại, bán thành phẩm đồ mộc, đồ gỗ
thành phẩm các loại, ván sàn xuất khẩu, gỗ dán lạng, tà vẹt...).
IV. TỔ CHỨC LỰC
LƯỢNG KHAI THÁC
Để thực hiện việc khai thác theo
chế độ bán cây đứng, tổ chức lực lượng khai thác sẽ có sự thay đổi. Hướng cơ bản
sẽ là:
- Lâm trường là bên A, lực lượng
khai thác là ngoài lâm trường. Lâm trường có nhiệm vụ thiết kế và bán cây đứng
theo từng "Cúp" (lô, khoảnh khai thác).
- Lực lượng khai thác là bên B,
bên B "mua cúp" của lâm trường và tổ chức thực hiện việc khai thác
theo thiết kế, đúng quy trình, quy phạm... và thanh toán tiền "mua cây đứng"
cho lâm trường.
*
* *
Tiếp được Chỉ thị này, yêu cầu
các đơn vị khẩn trương triển khai để kịp thời gian theo lịch duyệt chung của Bộ
(xem lịch đính kèm).
PHỤ LỤC 1:
CHI TIẾT ĐỊA DANH KHAI THÁC NĂM...
(Kèm
theo biểu tài nguyên)
|
Đơn
vị khai thác
|
Diện
tích (ha)
|
Tên
khoảnh/ Tên tiểu khu
|
Tổng
số lô
|
Tên
xã
(hoặc tên đội khai thác)
|
Ghi
chú
|
I
1
2
3
|
RỪNG TỰ NHIÊN
Tên lâm trường
- Tên khoảnh
- Tên khoảnh
- ...
Tên lâm trường
...
|
|
Thí dụ:
Khoảnh 3/ Tiểu khu 279
K9/T.khu 280
|
30
22
|
|
|
|
Cộng (toàn sở toàn LH)
|
|
Ghi tổng số khoảnh/ tổng số tiểu
khu
|
Ghi tổng số
|
Ghi tổng số
|
|
II
1
2
3
|
RỪNG TRỒNG
Tên lâm trường
- Tên khoảnh
- ...
Tên lâm trường
...
|
|
|
|
|
|
|
Cộng (toàn sở toàn LH)
|
|
Ghi tổng số khoảnh/tổng số tiểu
khu
|
Ghi tổng số
|
Ghi tổng số
|
|
|
Cộng (I+II)
|
|
Ghi tổng số khoảnh/ tổng số tiểu
khu
|
Ghi tổng số
|
Ghi tổng số
|
|
Hướng dẫn:
* Cột dọc:
- Nếu là khai thác rừng trồng
cho xuất khẩu hoặc khai thác với sản lượng lớn thì lập biểu riêng và duyệt
thành một hồ sơ riêng.
- Cột 1: Đơn vị khai thác: thống
kê từ đơn vị khoảnh rồi tổng hợp lâm trường đến toàn liên hiệp hoặc toàn Sở.
- Cột 3: Ghi chính xác tên khoảnh/tên
tiểu khu. Nếu chưa có mã quy định thì ghi địa danh theo tên gọi ở địa phương
tương ứng với diện tích khoảnh và tiểu khu.
- Cột 4: Ghi tổng số lô theo đơn
vị mỗi khoảnh rồi tổng hợp toàn lâm trường đến toàn liên hiệp hoặc toàn sở.
- Cột 5: Nếu đã ghi được đầy đủ,
chính xác theo cột 3, 4 thì bỏ cột này. Nếu cột 3, 4 chưa đạt yêu cầu thì phải
có thêm cột 5.
- Cột 6: Ghi chú những điểm ngoại
lệ (nếu có).
* Cột ngang: Theo yêu cầu cơ bản
là phải thống kê được địa danh khai thác đến đơn vị kinh doanh nhỏ nhất là lô
khai thác. Nhưng ở biểu tổng hợp này (cấp Bộ duyệt) thì chỉ yêu cầu thống kê đến
tên khoảnh rồi tổng hợp toàn lâm trường, đến toàn liên hiệp hoặc toàn Sở.
PHỤ LỤC 2:
CHI TIẾT VỀ SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM
(Kèm
theo biểu sản lượng khai thác)
I. PHÂN LOẠI
SẢN PHẨM THEO NHÓM:
+ Tổng số gỗ lớn:m3.
+ Tổng số gỗ nhỏ:m3
Trong đó:
- Nhóm I:
|
m3
|
- Nhóm II:
|
m3
|
- Nhóm III:
|
m3
|
- Nhóm IV:
|
m3
|
- Nhóm V:
|
m3
|
- Nhóm VI:
|
m3
|
- Nhóm VII:
|
m3
|
- Nhóm VIII:
|
m3
|
II. PHÂN LOẠI
SẢN PHẨM THEO CẤP KÍNH:
+ Tổng số gỗ lớn: m3
+ Tổng số gỗ nhỏ: m3
Trong đó:
- f từ đến:
|
m3
|
- f từ đến:
|
m3
|
- f từ đến:
|
m3
|
- f từ đến:
|
m3
|
- f từ đến:
|
m3
|
- f từ đến:
|
m3
|
Ghi chú:
Thực hiện theo Quy định số
3104/KH ngày 10-8-1979 và văn bản hướng dẫn số 1826/CNR ngày 27-12-1979. Cụ thể:
- Gỗ tròn thông dụng có đường
kính 25cm trở lên (đo ở đầu nhỏ, không kể vỏ) và chiều dài từ 1m trở lên là gỗ
cỡ lớn.
- Gỗ tròn thông dụng có đường kính
từ 10-24cm (đo ở đầu nhỏ, không kể vỏ) và chiều dài từ 1m trở lên là gỗ cỡ nhỏ
(bao gồm cả gỗ cành nhọn và gỗ nhỏ khác).
Áp dụng từ ngày 01-01-1980.
III. PHÂN
LOẠI SẢN PHẨM THEO TÊN CÂY CHỦ YẾU: (có giá trị xuất khẩu
và tiêu dùng trong nước).
+ Nhóm I: (Ghi tổng số m3)
Trong đó: + ...
+ ...
+ Nhóm II: (Ghi tổng số m3)
Trong đó: + ...
+ ...
+ Nhóm III: (Ghi tổng số m3)
Trong đó: + ...
+ ...
Nhóm IV: (Ghi tổng số m3)
Trong đó: + ...
+ ...
+ Nhóm V: (Ghi tổng số m3)
Trong đó: + ...
+ ...
+ Nhóm VI: (Ghi tổng số m3)
Trong đó: + ...
+ ...
+ Nhóm VII: (Ghi tổng số m3)
Trong đó: + ...
+ ...
+ Nhóm VIII: (Ghi tổng số m3)
Trong đó: + ...
+ ...
Ghi chú:
- Đối với gỗ nhóm I, II, III:
Yêu cầu phải thống kê đủ khối lượng theo tên cây chặt.
- Đối với gỗ nhóm IV - VIII: chỉ
cần thống kê một số loài cây chủ yếu có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.