Chỉ thị 3-LS/CNR về thẩm định rừng trước khi trình duyệt thiết kế khai thác do Bộ Lâm nghiệp ban hành

Số hiệu 3-LS/CNR
Ngày ban hành 08/02/1994
Ngày có hiệu lực 08/02/1994
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Lâm nghiệp
Người ký Nguyễn Quang Hà
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ LÂM NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3-LS/CNR

Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1994

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH RỪNG TRƯỚC KHI TRÌNH DUYỆT THIẾT KẾ KHAI THÁC

Để tiếp tục nâng cao chất lượng thiết kế khai thác, đáp ứng yêu cầu mới theo Chỉ thị 462-TTg ngày 11-9-1993 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 1994 Bộ quyết định thực hiện việc thẩm định lại rừng của tất cả các địa phương, đơn vị thiết kế khai thác hàng năm trước khi trình Bộ duyệt.

Mục đích, yêu cầu của thẩm định rừng nhằm nâng cao tính xác thực của các diện tích rừng sẽ đưa vào khai thác, ngăn chặn nạn khai thác càn đi quét lại và khai thác không đúng đối tượng rừng đã quy định.

I. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH RỪNG

Việc thẩm định rừng không phải là thay thế việc xét duyệt thiết kế khai thác, mà trước khi trình Bộ duyệt hồ sơ thiết kế khai thác, các địa phương đơn vị phải thực hiện việc thẩm định rừng (do cơ quan chuyên môn được Bộ chỉ định) gồm các nội dung sau:

1. Thẩm định về đối tượng rừng đã thiết kế:

* Rừng được thiết kế khai thác là rừng sản xuất, không phải là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã có quyết định công nhận của Chính phủ hoặc Chủ tịch uỷ ban nhân cấp tỉnh.

* Phải là loại rừng giàu, rừng trung bình với tiêu chuẩn sau:

- Có trữ lượng lớn hơn 120 m3/ha đối với các rừng thường xanh ở phía Nam: Trong đó trữ lượng số cây có đường kính lớn hơn 35cm phải đạt trên 80% so với tổng trữ lượng.

- Có trữ lượng trên 90 m3/ha đối với rừng khộp.

- Có trữ lượng trên 80 m3/ha đối với rừng thường xanh ở phía Bắc.

- Có trữ lượng trên 60 m3/ha đối với rừng kinh doanh gỗ mỏ.

- Đối với rừng trồng tập trung thì phải đúng tuổi chặt.

Trước mắt tạm thời giới hạn chỉ thẩm định rừng cho những khu rừng tự nhiên chặt chọn, chặt nuôi dưỡng và các khu rừng trồng đến tuổi khai thác (bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ, vốn vay).

* Về địa danh: Thẩm định xem mã số tiểu khu, mã số khoảnh có đúng với mã số tiểu khu và khoảnh đã hoạch định theo phương án điều chế rừng đã duyệt.

Trường hợp có sự biến động tài nguyên (tăng hoặc giảm) so với số liệu kiểm kê rừng đã công bố thì chủ rừng phải chủ động trình Bộ xin sửa đổi phương án điều chế rừng đã duyệt.

Trường hợp có sự thay đổi về tiểu khu, khoảnh không đúng với hoạch định của phương án điều chế rừng thì chủ rừng phải có tờ trình kèm theo hồ sơ thiết kế. Đơn vị thẩm định rừng thẩm định theo địa danh mới, Sở và liên hiệp Trung ương tổng hợp sự điều chỉnh địa danh này để báo cáo tại hội đồng xét duyệt thiết kế khai thác của Bộ.

2. Thẩm định các chỉ tiêu số lượng có liên quan đến khai thác gồm:

- Diện tích rừng được thiết kế khai thác;

- Trữ lượng;

- Sản lượng;

- Chủng loại gỗ;

- Khối lượng đường vận xuất, vận chuyển, kho bãi... cần phải làm để đảm bảo việc thực hiện quy trình trên toàn diện tích khai thác.

3. Thẩm định xem các diện tích khai thác mới có trùng lẫn với các diện tích đã khai thác phải đóng cửa rừng trong một luân kỳ chặt không.

II. THÀNH QUẢ THẨM ĐỊNH RỪNG

Thành quả thẩm định rừng là phiếu xác nhận của cơ quan thẩm định rừng về các nội dung trên cho từng chủ rừng theo mẫu phiếu xác nhận thống nhất toàn quốc (đính kèm theo phụ lục I và phụ lục II).

Hàng năm, lịch duyệt thiết kế khai thác của hội đồng xét duyệt Bộ là từ giữa tháng 7 (cho khu vực phía Bắc) và từ giữa tháng 8 (cho khu vực phía Nam) để hoàn tất xét duyệt cho toàn quốc trong tháng 9.

[...]