Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2022 về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 của thành phố Hà Nội

Số hiệu 17/CT-UBND
Ngày ban hành 07/09/2022
Ngày có hiệu lực 07/09/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Sỹ Thanh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/CT-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2022 - 2023 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Chương trình số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố;

Căn cứ Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023;

Căn cứ tình hình thực tiễn, nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác đi mới giáo dục và đào tạo, tăng cường nền nếp, kcương và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường, cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp ngành Giáo dục Thủ đô thực hiện tt ch đnăm học 2022 - 2023: “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phn đu hoàn thành tt các nhiệm vụ và mục tiêu đi mới, cng c và nâng cao cht lượng giáo dục và đào tạo” với nhng nội dung, nhiệm vụ chủ yếu như sau:

I. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt và chỉ đạo các đơn vị giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023, trong đó tập trung vào các nội dung:

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tập trung đi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu qu đphát triển giáo dục. Đi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch; tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường.

2. Tham mưu, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và tổ chức triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ, đề án, chương trình đcụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển giáo dục và đào tạo theo từng năm và cho cả giai đoạn, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi đhoàn thành các mục tiêu được giao.

3. Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh

- Xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2022 - 2023 linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vừa học tập, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và đảm bảo chất lượng giáo dục của từng cấp học, chương trình đào tạo; đồng thời phù hợp trong tình huống cụ thể của dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

- Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thchất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích.

4. Phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu, biên soạn chương trình tích hợp các trò chơi dân gian vào chương trình giáo dục thchất trong trường ph thông; sân khu hóa học đường đối với các tác phm văn học, sự kiện lịch snhằm bảo tn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo sân chơi lành mạnh, giải quyết vấn đề thiếu không gian sinh hoạt ththao ở các trường học tại khu vực nội thành; xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực học đường; chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội đi đôi với đào tạo năng lực nhận thức, tư duy đi mới, sáng tạo cho người học, xây dựng “thế hệ trẻ sáng tạo”; nâng cao thlực và tầm vóc học sinh Hà Nội; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Quan tâm và có giải pháp đổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh, sinh viên bị tác động do tình hình dịch bệnh kéo dài.

Tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình “Sức khỏe học đường”; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ththao học sinh gn kết với nội dung môn học giáo dục thchất thuộc Chương trình giáo dục phthông 2018; tăng cường tổ chức mô hình bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưng hợp lý, an toàn thực phẩm kết hợp tăng cường hoạt động thlực cho trẻ em, học sinh; kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học; triển khai hiệu quả công tác giáo dục thchất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.

5. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đtạo sự đoàn kết, thng nht trong toàn Ngành; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho học sinh, sinh viên noi theo.

6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đvề số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

- Chủ động rà soát, bố trí, sắp xếp trường, lớp, giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và biên chế được giao theo quy định. Thực hiện kịp thời và đy đủ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Ngành.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 19/01/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non, tiu học, trung học cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021 - 2026; chú trọng triển khai bi dưng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực qun lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưng, chun nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá chun và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học. Bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 3.

7. Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

8. Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

- Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới và triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mm non mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đ“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”. Phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non vùng khó khăn và vùng có khu công nghiệp. Củng c, duy trì và nâng cao chất lượng phcập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.

- Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Củng cố, nâng cao chất lượng phcập giáo dục tiu học và trung học cơ sở.

- Chú trọng đi mới công tác quản lý, qun trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tchuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Triển khai thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chất lượng, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở; đi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động.

[...]