Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2019 về tăng cường quản lý hóa chất trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 16/CT-UBND
Ngày ban hành 18/07/2019
Ngày có hiệu lực 18/07/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Mai Hùng Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT-UBND

Bình Dương, ngày 18 tháng 07 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện Luật Hóa chất năm 2007, các cấp, các ngành đã ban hành nhiều văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn đối với hoạt động hóa chất. Sau hơn mười năm triển khai thực hiện Luật Hóa chất, tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: tồn chứa hóa chất trong các kho không đảm bảo yêu cầu an toàn, kinh doanh hóa chất không có nguồn gc, người quản lý hóa chất có chuyên môn không phù hợp, người lao động tiếp xúc với hóa chất chưa được tập hun an toàn hóa chất, vận chuyn hóa chất nguy him không có giấy phép, chưa trang bị phương tiện ứng phó sự chóa chất hoặc có trang bị nhưng trang bị không phù hợp. Do đó, hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh còn tim n những nguy cơ mt an toàn, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, môi trường và an toàn xã hội.

Để thực hiện tốt công tác quản nhà nước đối với hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh, phát huy những mặt tích cực, kịp thời chân chính, khắc phục những tồn tại hạn chế trong hoạt động hóa chất góp phần đảm bảo an toàn, giảm thiu sự cố hóa chất và bảo vệ môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Sở Công Thương.

a). Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về hóa chất, tiền chất công nghiệp; biên soạn, xây dựng tài liệu tuyên truyền về an toàn hóa chất.

b). Tăng cường quản lý các hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất công nghiệp và hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.

c). Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự chóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn theo quy định.

d). Chủ trì tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ, phối hợp trong xây dựng và tổ chức thực tập phương án ứng phó sự chóa chất do cháy, nổ, phương án chữa cháy phối hợp nhiều lực lượng tại cơ sở.

đ). Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

e). Chủ trì tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra lĩnh vực hóa chất cho cán bộ địa phương.

g). Tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; tình hình thực hiện an toàn hóa chất; tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương.

h). Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý.

2. Sở Y tế.

a). Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về hóa chất sử dụng trong ngành y tế, thực phẩm.

b). Tăng cường quản lý các hóa chất sử dụng để bào chế dược phẩm, mỹ phẩm; hóa chất sử dụng diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế; hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế; hóa chất phụ gia thực phẩm.

c). Tăng cường quản lý đối với các chất ma túy dùng trong lĩnh vực y tế; hóa chất là tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy thuộc danh mục được phân phân cấp quản lý.

d). Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp quản lý an toàn hoạt động hóa chất ngành y tế, thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

đ). Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

a). Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán và sử dụng trong lĩnh vực trng trọt, chăn nuôi, nuôi trng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, thu mua, sơ chế, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm; tổ chức tập hun kiến thức chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất dùng trong thủy sản.

b). Tăng cường quản lý hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán, quảng cáo và sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp; các chất ma túy và tiền chất sử dụng trong lĩnh vực thú y.

c). Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp quản lý an toàn hoạt động hóa chất ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

d). Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường.

a). Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất; việc xử lý, thải bỏ hóa chất độc tồn dư trong hoạt động hóa chất, hóa chất độc tồn dư của chiến tranh, hóa chất độc không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịch thu.

b). Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất; hướng dẫn thực hiện và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho cơ sở hoạt động hóa chất có phát sinh chất thải nguy hại.

c). Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định.

[...]