Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 12/11/2024
Ngày có hiệu lực 12/11/2024
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Ninh Thuận, ngày 12 tháng 11 năm 2024

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan, ngành chức năng quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giữ vững và phát triển diện tích rừng trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm cả về số vụ và diện tích rừng bị thiệt hại. Mặc dù vậy, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật vẫn còn xảy ra tại một số địa phương; công tác quản lý rừng, đất rừng còn một số tồn tại, hạn chế dẫn đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp còn thấp; công tác lập, thẩm định phương án sử dụng đất lâm nghiệp của các đơn vị được giao quản lý chưa được thực hiện đầy đủ…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, chủ động hơn nữa trong công tác triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, hủy hoại rừng, khai thác rừng trái pháp luật bảo đảm việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng, phát triển rừng, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 đạt 49% và duy trì ổn định đến năm 2030, chủ động thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 và thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo thế giới về rừng và sử dụng đất tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Đất đai năm 2024 (Điều 248), văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản của Trung ương và địa phương liên quan: Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kết luận số 82- KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30- NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 05/CT- TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo kết luận của Bộ Chính trị…; Kế hoạch số 244-KH/TU ngày 25/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quán triệt và thực hiện Kết luận số 61- KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chương trình hành động số 1141-CTr/BCSĐ ngày 04/12/2023 của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Kế hoạch số 244-KH/TU ngày 25/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quán triệt và thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các Chương trình, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

b) Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; tham mưu, triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của các địa phương, chủ rừng, kiểm lâm và cơ quan liên quan theo đúng quy định của pháp luật; xác định rõ vai trò của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

c) Tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp, nhất là lực lượng được giao nhiệm vụ trực tiếp, các địa phương có diện tích rừng lớn. Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 và Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính gắn với kiểm tra, giám sát trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chú trọng thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng; bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành lâm nghiệp, đội ngũ làm công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến lâm nghiệp. Bảo đảm điều kiện cần thiết cho các hoạt động của Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng; có chính sách đặc thù để thu hút nguồn nhân lực công tác trong ngành lâm nghiệp.

d) Triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050... và định kỳ (hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền) báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện các quy định, Chương trình, Đề án, Kế hoạch thuộc lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định.

đ) Tổ chức quản lý chặt chẽ diện tích rừng, đất rừng theo đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; xây dựng kế hoạch triển khai chặt chẽ, hiệu quả nội dung về lâm nghiệp trong Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

e) Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong ngành lâm nghiệp, trong đó tập trung ứng dụng công nghệ GIS, ảnh viễn thám trong công tác quản lý rừng, tăng cường khả năng phát hiện sớm cháy rừng, mất rừng để triển khai hiệu quả các biện pháp ngăn chặn, xử lý.

g) Chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp kiểm tra, rà soát các thông tin về rừng trên hồ sơ quản lý và thực địa, bao gồm mục đích sử dụng rừng, diện tích rừng, nguồn gốc, vị trí, ranh giới, hiện trạng rừng, trữ lượng rừng; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khi thực hiện giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với giao đất và cho thuê đất và tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.

h) Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, đặc biệt là diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự. Kiên quyết thu hồi rừng đối với các chủ rừng không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ rừng, để xảy ra mất rừng.

i) Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm:

- Tăng cường công tác tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp thuộc phạm vi, địa bàn quản lý bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng quy định pháp luật hiện hành.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật lâm nghiệp; kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản, phá rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp và săn, bắt, bẫy động vật hoang dã, chim hoang dã, di cư trái quy định pháp luật; các trường hợp san ủi đất lâm nghiệp để phân lô, bán nền, xây dựng trên đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật.

- Tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và người dân để tạo sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết đình chỉ thi công, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với việc thi công các dự án đầu tư có liên quan đến diện tích rừng, đất lâm nghiệp khi chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, tránh tình trạng lợi dụng việc chuyển mục đích sử dụng rừng để phá rừng trái pháp luật.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và truy quét chống phá rừng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hàng năm. Tăng cường giám sát, đôn đốc, phối hợp với các chủ rừng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và truy quét chống phá rừng; Phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của các đơn vị chủ rừng.

- Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và thông tin kịp thời cấp dự báo cháy rừng, tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh; tổ chức trực và thực hiện các giải pháp để triển khai có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đúng quy định, phù hợp tình hình thực tế từng địa bàn; thường xuyên phối hợp với đơn vị chủ rừng kiểm soát tình trạng người dân ra vào rừng, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt trong rừng; phát hiện, ngăn chặn, dập tắt kịp thời đám cháy rừng khi mới phát sinh để hạn chế thấp nhất thiệt hại tài nguyên rừng; tạm dừng các hoạt động khai thác, tận thu, tận dụng lâm sản trong thời điểm cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên; tăng cường lực lượng Kiểm lâm xuống địa bàn trọng điểm về cháy rừng để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các đối tượng gây ra cháy rừng theo đúng quy định pháp luật.

- Thực hiện hiệu quả Quy chế số 06/QC-BCA-BNNPTNT ngày 30/12/2020 của Bộ Công an và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kịp thời trao đổi, phối hợp, cung cấp thông tin, tình hình vụ việc vi phạm pháp luật trong công tác bảo vệ rừng, đất rừng cho cơ quan Công an và các cơ quan chức năng có liên quan để tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo hiệu quả; tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các hạng mục hoạt động “Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát rừng thông minh phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.

- Tham mưu đẩy mạnh triển khai dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon và thúc đẩy phát triển thị trường các-bon rừng thông qua các chương trình, dự án tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu được từ hoạt động tăng cường hấp thu khí nhà kính trong lâm nghiệp.

- Tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn quản lý nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phối kết hợp theo Quy chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng đã ký kết trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa các lực lượng, các đơn vị giáp ranh với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Khánh Hòa.

- Kiểm tra, đánh giá đối với diện tích rừng trồng đã hết giai đoạn đầu tư để thực hiện cập nhật, phê duyệt, bàn giao rừng trồng đã thành rừng cho các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương quản lý theo đúng quy định.

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ