Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 14/12/2022
Ngày có hiệu lực 15/12/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Cao Tiến Dũng
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Đồng Nai, ngày 14 tháng 12 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2023

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.

Trong năm 2022, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, xuyên suốt trong tổ chức triển khai thực hiện, nhiều dự án đã triển khai thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Ngay từ khi triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 để thực hiện. Quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2022 về việc thành lập Tổ công tác về thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, nhằm thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn năm 2022, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc của các cơ quan, đơn vị trong công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đối với một số chủ đầu tư vẫn còn chậm, tỷ lệ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn toàn tỉnh còn thấp so với kế hoạch; ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của biến động giá nguyên, vật liệu trên thị trường; sắp xếp bộ máy của các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý, thì còn một số nguyên nhân chủ quan như: Lãnh đạo một số Sở, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo điều hành triển khai kế hoạch; Một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư (lập, thẩm định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư), thiết kế thi công - dự toán, điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế thi công - dự toán, triển khai thực hiện một số dự án còn chậm; Khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng; Nhiều địa phương chưa chuẩn bị được các khu tái định cư để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng; Năng lực của một số chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, thi công còn yếu; Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu nhiều dự án chậm; Công tác phối hợp giữa một số Sở, ngành, chủ đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa phân công cụ thể trách nhiệm, đặc biệt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Đthực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đạt kế hoạch từ 95% trở lên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và đạo đức công vụ; tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và thực hiện kế hoạch; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị như sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2023 bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn (quan trọng quốc gia đi qua địa bàn tỉnh), quan trọng của tỉnh, kết nối giữa các địa phương, các dự án cấp thiết của để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, bảo đảm tác động lan tỏa, tạo không gian phát triển mới với động lực, năng lực mới, thúc đẩy sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương; đồng thời quan tâm, chú trọng các dự án phòng chống thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống của người dân.

2. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện và khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; kịp thời tháo gnhững khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng.

3. Vốn đầu tư công phải thực sự đóng vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác theo phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

4. Đcao kỷ luật, kỷ cương đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn kết quả giải ngân với đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ giải ngân đến hết niên độ ngân sách năm 2023 là một trong các tiêu chí để xem xét đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và việc không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp là một trong các trường hợp để xem xét miễn nhiệm cán bộ.

II. YÊU CẦU THỰC HIỆN

1. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo việc tham mưu phân bổ kế hoạch vốn địa phương năm 2023 đảm bảo tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát không dàn trải, manh mún, chia cắt, không để xảy ra tiêu cực, tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên bố trí vốn quy định tại Luật Đầu tư công, trong phạm vi tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại và cũng không quá thận trọng, sợ trách nhiệm; khuyến khích bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung theo định hướng sau:

a) Quan điểm phải xem xét giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu; đầu tư công sẽ dẫn dắt các lĩnh vực đầu tư khác. Đề nghị đồng chí Bí thư Thành ủy, Huyện ủy quan tâm chỉ đạo, kiểm tra; thường xuyên giao ban để chỉ đạo tháo gỡ những điểm nghẽn trong đầu tư công, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho từng dự án.

b) Phải có một “Chỉ huy trưởng” toàn diện trong công tác xây dựng cơ bản nhằm xác định trách nhiệm theo mức độ hoàn thành theo mức giải ngân. Từng dự án phải lập tiến độ triển khai cụ thể, xác định thời điểm để lập và trình duyệt hồ sơ chủ trương đầu tư; lập và trình duyệt dự án đầu tư; lập và trình duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán; tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng; tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; kiểm tra, nghiệm thu đưa dự án vào sử dụng, thực hiện thanh quyết toán và tất toán dự án. Một số công đoạn có thể thực hiện đồng thời, nên lập chi tiết về tiến độ là cần thiết đổ người “Chỉ huy trưởng”, người đứng đầu cam kết và chịu trách nhiệm với cấp ủy cấp huyện và Chủ tịch UBND tỉnh đảm bảo thực hiện hoàn thành các công việc theo tiến độ đề ra, từ đó có đánh giá từng tháng, từng quý.

c) Tính chuyên nghiệp, chủ động của các Ban Quản lý dự án trong công tác phối hợp đtriển khai dự án. Nếu thực hiện đồng bộ hơn sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng như công tác đấu thầu, lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công xây dựng. Do đó, khi lựa chọn được những đơn vị tư vấn, thiết kế tốt thì có sản phẩm tốt, khi trình thẩm định các cơ quan thẩm định sẽ không mất nhiều thời gian để yêu cầu chỉnh sửa; đơn vị thi công tốt thì sẽ đảm bảo tiến độ theo hồ sơ dự thầu, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, hiệu quả dự án sẽ cao hơn. Lưu ý, đối với thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các trung tâm thị trấn cấp huyện khi lập thiết kế các dự án cần chọn thiết kế hiện đại, mỹ thuật, có tính đặc trưng của vùng, của địa phương, các công trình như trung tâm sự kiện, quảng trường... cần thi tuyn kiến trúc để có những công trình mới, hiện đại.

d) Tính phối, kết hợp giữa các đơn vị cấp huyện như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế - Hạ tầng (hoặc Quản lý đô thị), Trung tâm Phát triển quỹ đất, Ban Quản lý dự án, UBND cấp xã thống nhất đồng bộ, rút ngắn thời gian hoặc thực hiện đồng thời từ các khâu như lập, thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế, bồi thường giải tỏa. Sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy cấp huyện, phối hợp tốt đến cấp xã và giữa các cơ quan, đồng thời làm tốt công tác đối thoại, tuyên truyền, công tác Dân vận thì rút ngắn được thời gian thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các chủ đầu tư các dự án, các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tiếp tục thực hiện các nội dung đã được Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện tại Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2020 về việc triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2021 đối với các nhiệm vụ được giao. Thực hiện báo cáo các nội dung được giao và báo cáo khó khăn vướng mắc (nếu có) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 01 năm 2023 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xử lý.

2. Đối với Đề án khai thác khu đất lợi thế trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu và các dự án đường ĐT. 770B, đường ĐT. 773, đường ĐT. 769, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành và UBND thành phố Long Khánh triển khai thực hiện các đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan rà soát nguồn vốn tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh kịp thời bố trí vốn để thực hiện bồi thường ngay sau khi đề án được phê duyệt, bố trí vốn cho các dự án trên địa bàn các địa phương thực hiện tốt trong việc bồi thường các khu đất vùng phụ cận.

3. Đối với dự án quan trọng quốc gia (Cao tc Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh)

Yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa chỉ đạo rà soát các khu tái định cư đã đầu tư để nghiên cứu bố trí tái định cư phục vụ bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Tiếp tục rà soát các khu đất đã phù hợp quy hoạch, thuận lợi trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo triển khai nhanh để lập hồ sơ đầu tư các khu tái định cư, đảm bảo triển khai trong năm quý II năm 2023 để phục vụ cho dự án. Đồng thời, khẩn trương thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng 02 khu tái định cư đã đề xuất trong đó cần đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết 1/500, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư. Chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để sớm hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng đảm bảo thời gian khởi công xây dựng xây dựng 02 khu tái định cư trên trong năm 2023.

Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Long Thành khẩn trương chỉ đạo hiện hoàn chỉnh hồ sơ để đấu thầu trong năm 2022 đối với khu tái định cư tại xã Long Đức và triển khai Khu tái định cư Long Phước trong quý II năm 2023.

Yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 1 thuộc dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án thành phần 3 thuộc dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua tỉnh Đồng Nai) đảm bảo chất lượng và tiến độ trình thẩm định phê duyệt. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bng và hỗ trợ, tái định cư tỉnh, UBND thành phố Biên Hòa, UBND huyện Long Thành thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 thuộc dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (bàn giao 70% mặt bng thi công dự án vào cui tháng 6 năm 2023, cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2023)

[...]