Chỉ thị 14/2004/CT-UB về tăng cường thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số hiệu 14/2004/CT-UB
Ngày ban hành 26/07/2004
Ngày có hiệu lực 26/07/2004
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Phùng Quốc Hiển
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2004/CT-UB

Yên Bái, ngày 26 tháng 7 năm 2004

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và Ban an toàn giao thông tỉnh, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã thu được những kết quả đáng khích lệ, số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh đã giảm, ý thức chấp hành của đại đa số người dân đã có bước chuyển biến rõ nét, trật tự an toàn giao thông đã dần đi vào kỷ cương, nề nếp. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không xảy ra đua xe trái phép và các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự vững chắc và toàn diện. Tình hình trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2004 trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn những diễn biến phức tạp nhất định. Số vụ tai nạn giao thông và số người bị thương giảm đáng kể nhưng còn ở mức cao, đặc biệt là số người chết do tai nạn giao thông tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2003, tai nạn giao thông vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của một số bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông không nghiêm. Công tác tuyên truyền, giáo dục về trật tự an toàn giao thông chưa duy trì được thường xuyên, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Công tác quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở về trật tự an toàn giao thông chưa chặt chẽ, còn lơ là, thiếu kiên quyết; việc áp dụng các biện pháp mạnh nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông chưa thường xuyên và đồng bộ. Một số điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn giao thông còn thiếu, cơ sở hạ tầng về giao thông trên một số tuyến chưa tốt, trong khi đó số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao.

Để chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong thời gian qua; mục tiêu yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là sớm ngăn chặn tình trạng gia tăng tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

I. Mục tiêu, yêu cầu.

1. Mục tiêu.

Năm 2004, phấn đấu giảm từ 25% đến 30% số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái so với năm 2003 và tiếp tục chỉ đạo các năm tiếp theo giảm thiểu tại nạn giao thông tới mức thấp nhất trên cả 3 mặt: số vụ, số người chết, số người bị thương. Không để xẩy ra tình trạng đua xe trái phép, các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

2. Yêu cầu.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông tới mọi tầng lớp nhân dân, đây là biện pháp cơ bản lâu dài nhằm làm giảm tai nạn giao thông và xây dựng nếp sống văn minh tại địa bàn dân cư. Các cấp, các ngành cần xác định công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên phải thực hiện.

- Hoàn chỉnh các văn bản qui định về trật tự an toàn giao thông thuộc thẩm quyền địa phương. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, nhất là ở cấp cơ sở. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khi để xảy ra các vi phạm và tai nạn giao thông gia tăng.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện việc áp dụng các biện pháp mạnh một cách đồng bộ, liên tục trên địa bàn toàn tỉnh; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông theo quy định.

II. Nhiệm vụ của các các cấp , các ngành trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

1. Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, thường xuyên tuyên truyền phổ biến, giáo dục luật lệ an toàn giao thông bằng nhiều hình thức để nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông tới các địa bàn dân cư, mọi tầng lớp nhân dân; chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn.

- Tổ chức ngay việc sơ kết để đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh 6 tháng đầu năm 2004. Từ đó, xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên phải thực hiện.

- Chủ trì và phối hợp với các ngành chức năng có liên quan giải quyết bằng được tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để họp chợ. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi hàng lang an toàn giao thông, các hành vi phá huỷ công trình giao thông, phá hỏng ta luy, lôi đất kéo đất làm rơi vãi trên đường, lấp hệ thống thoát nước gây úng ngập cục bộ ách tắc giao thông. Ngừng ngay việc cấp phép san gạt mặt bằng trên hành lang an toàn giao thông trong mùa mưa lũ. Tổ chức quán triệt quy định bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy trên các tuyến đường quy định bắt buộc người đi mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

- Tổ chức giải toả việc lấn chiếm hành lang sông, suối và các kênh thoát nước. Tiến hành khai thông các cống rãnh, khôi phục dòng chảy đảm bảo thoát nước không để xảy ra úng ngập cục bộ.

- Ngoài những nhiệm vụ trên, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ cần tổ chức tốt quản lý quy hoạch, quản lý đô thị. Đồng thời phối hợp với ngành Công an và Giao thông vận tải có quy định nghiêm cấm các phương tiện vận tải chở đất cát gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị đi vào một số tuyến đường chính từ 5h sáng đến 22h đêm; xây dựng bãi tạm giữ phương tiện tham gia giao thông vi phạm. Có biện pháp xử lý đối với những đối tượng cố tình vị phạm trật tự an toàn giao thông.

- Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Địa phương nào để số vụ tai nạn giao thông gia tăng thì Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Trưởng phòng giao thông, Trương Công an đơn vị địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

2. Đối với các Ban, ngành, đoàn thể của Tỉnh.

2.1. Công an tỉnh:

- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông theo quy định. Kịp thời ngăn chặn các hành vi đi quá tốc độ quy định, đua xe trái phép, lạng lách đáng võng… bằng mọi biện pháp hạn chế các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra. Tăng cường biên chế, trang thiết bị, chế độ chính sách đối với lực lượng Cảnh sát giao thông, đảm bảo đủ sức tuần tra kiểm soát thường xuyên.

- Phối hợp với ngành Giao thông vận tải rà soát quy hoạch các vị trí dừng xe, đỗ xe và xử lý các điểm đen trên các quốc lộ, đường tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, tham mưu cho Tỉnh những biện pháp nhằm quản lý phương tiên tham gia giao thông đặc biệt là trước sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân.

- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự làm tốt chức năng của mình đã được quy định cụ thể trong Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến sỹ khi thi hành nhiệm vụ, đảm bảo trong sạch nội bộ của ngành, tạo được lòng tin đối với quần chúng nhân dân.

- Làm tốt chức năng Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh, thống kê tình hình tai nạn giao thông, kịp thời phục vụ công tác tổng hợp báo cáo và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn.

2.2. Sở Giao thông vận tải:

[...]