Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp Quảng Nam

Số hiệu 12/CT-UBND
Ngày ban hành 25/07/2017
Ngày có hiệu lực 25/07/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Đinh Văn Thu
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-UBND

Quảng Nam, ngày 25 tháng 07 năm 2017

 

CHỈ THỊ

ĐẨY MẠNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) VÀ HỖ TRỢ, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP QUẢNG NAM

Thời gian qua, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành; Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh đphục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân. Nhờ đó môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Nam từng bước được cải thiện, thông thoáng và bình đẳng, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) trong hai năm gần đây đều nằm trong TOP 10 tỉnh, thành phố có chỉ số TỐT; kết quả PCI 2016 Quảng Nam đạt 61.27 điểm, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố trên cả nước và thứ 02/12 khu vực duyên hải miền Trung; có 04/10 chỉ số tăng điểm, tăng hạng (so với năm 2015): Chỉ số gia nhập thị trường, cạnh tranh bình đng, tính minh bạch và tính năng động của chính quyền tỉnh. Tuy nhiên, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chưa thật sự ổn định, thiếu bền vững, các chỉ số thành phần PCI luôn có sự biến động tăng, giảm không đều qua từng năm; công tác cải cách hành chính chưa đạt như mục tiêu đề ra của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; thứ hạng của Quảng Nam trên bảng xếp hạng PCI 2016 bị giảm 02 bậc (Từ hạng 08 năm 2015 xuống hạng 10 năm 2016), 06/10 chỉ số thành phần trong PCI giảm điểm, giảm hạng khá sâu so với năm 2015: Chỉ số tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.

Để cải thiện tốt về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục duy trì, nâng cao đim svà thứ hạng PCI; đng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

I. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHUNG

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về cải thiện môi trường kinh doanh tỉnh Quảng Nam.

a) Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 10/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

b) Người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm tốt công tác chỉ đạo điều hành về nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số thành phần PCI liên quan đến lĩnh vực đơn vị phụ trách; định kỳ giao ban hằng tháng đưa nhiệm vụ này vào một trong những nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện trong công tác chỉ đạo, điều hành từng cơ quan, đơn vị; tập trung quán triệt trong nhận thức cho cán bộ, công chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phải làm chuyển biến thay đổi trong nhận thức đến thay đổi trong hành động cho cán bộ công chức, viên chức xem doanh nghiệp là từ đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ.

c) Các Sở, Ban, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan giao cho từng bộ phận, cá nhân tập trung nghiên cứu sâu và hiểu rõ từng nội dung chi tiết của từng chỉ sthành phần PCI (tham khảo dữ liệu chi tiết tại địa chỉ http://www.pcivietnam.org/du-lieu-pci-c16.html) để tham mưu đề xuất các giải pháp cụ thể, sát thực, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương, đơn vị; từng cơ quan đưa nhiệm vụ tham mưu công tác về cải thiện chỉ số PCI là một trong những tiêu chí để hằng năm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thực thi công vụ và xem xét đề xuất thi đua, khen thưởng các cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực về cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.

2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, có hiệu quả theo đúng nhiệm vụ được giao theo Quyết định 1932/QĐ-UBND ngày 03/06/2016, Quyết định 603/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh vthực hiện các Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017 và Quyết định 2318/QĐ-UBND ngày 30/06/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp; đồng thời thường xuyên kim tra, giám sát cht lượng, tiến độ và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ theo đúng yêu cầu.

3. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, rà soát, rút ngắn quy trình xử lý, cắt giảm trung bình 30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), tt cả TTHC phải được công khai, minh bạch, đơn giản về thành phần, số lượng hồ sơ, thống nhất cách hướng dẫn trong cùng một vấn đề giữa các cơ quan nhà nước nht là các thủ tục liên thông của các sở, ngành; đến cuối năm 2017 đưa 100% TTHC của các Sở, ngành vào Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư của tỉnh, triển khai thành lập Trung tâm Hành chính công tại thị xã Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An.

4. Các Sở, ngành và địa phương tập trung đồng bộ triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Bảo đảm đến hết năm 2017, cung cấp ti thiểu 200 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 10 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; triển khai thực hiện chữ ký số, xác thực điện tử trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh việc trả kết quả thủ tục hành chính qua bưu điện.

5. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho mọi doanh nghiệp:

a) Điều chỉnh, bổ sung, công khai, minh bạch kịp thời tất cả các quy hoạch ngành, qui hoạch vùng, các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, quy trình, thủ tục đầu tư...; đa dạng hình thức công khai TTHC như niêm yết tại bộ phận một cửa, cổng thông tin điện tử hoặc tờ gấp, sổ tay thông tin TTHC một cách nhỏ gọn, dễ đọc - dễ hiểu nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và các cơ hội đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ động xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để tăng khả năng tiếp cận mọi nguồn lực của Nhà nước đối với doanh nghiệp như: đất đai, nguồn vốn, nguồn nhân lực... đảm bảo sự bình đẳng, không có sự thiên vị hay phân biệt loại hình, thành phần kinh tế giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác.

c) Quan tâm xây dựng Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị đầy đủ, nội dung dễ tiếp cận, tìm hiểu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nắm bắt thông tin kịp thời.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì theo dõi và chịu trách nhiệm cải thiện các chỉ số Gia nhập thị trường và Cạnh tranh bình đẳng; phối hợp với Sở, Ban, ngành và địa phương phân tích, đánh giá các nội dung liên quan các chỉ tiêu thành phần trong hai Chỉ số này như: đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, quyết định chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư...tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường và cạnh tranh bình đẳng.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu và tham mưu ban hành quyết định miễn giảm tiền thuê đất theo Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ đối với các dự án xã hội hóa sử dụng đất tại các đô thị trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân.

- Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng đề án khởi nghiệp, hỗ trợ, khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hi thông qua.

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật về đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý đảm bảo thống nhất với Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

- Chủ trì dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng rút ngắn thời gian thực hiện lựa chọn nhà đầu tư từ 90 ngày xuống còn 60 ngày.

- Tích cực, chủ động tham mưu thực hiện các dự án PPP trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì theo dõi và chịu trách nhiệm về cải thiện chỉ số Tiếp cận đất đai; chủ động bám sát các chỉ tiêu thành phần của chỉ số này, hằng năm tùy vào tình hình thực tế tại địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể về cải thiện chỉ số này một cách hiệu quả. Rút ngắn thời gian giải quyết TTHC về đất đai, rà soát cắt giảm thành phần hồ sơ, không để thành phần hồ sơ bị trùng, bị thừa khi thực hiện các TTHC; rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và các mức phí, thuế của Luật Đất đai năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp; tạo quỹ đất sạch để phục vụ nhà đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định b trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn Chủ đầu tư trong việc thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế mà không thuộc trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

[...]