Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2012 về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu | 11/CT-UBND |
Ngày ban hành | 10/05/2012 |
Ngày có hiệu lực | 10/05/2012 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Nguyễn Đức Quyền |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND |
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2012 |
Khoáng sản là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội. UBND tỉnh đã ban hành một số quy định, quyết định nhằm tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản. Thời gian qua, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản đã từng bước đi vào nền nếp, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động khoáng sản vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: Khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra, đặc biệt là cát sỏi lòng sông và quặng sắt; việc tập kết, vận chuyển, buôn bán khoáng sản trái phép chưa được xử lý triệt để; đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản còn manh mún, công nghệ, thiết bị lạc hậu gây lãng phí tài nguyên; việc xuất khẩu lậu khoáng sản và gian lận thương mại chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Những tồn tại bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan, song nguyên nhân chủ yếu là do sự chỉ đạo thiếu kiên quyết của một số ngành chức năng và chính quyền địa phương; sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt một số công việc sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì:
- Lập kế hoạch tổng thể để triển khai Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát lại các quy định của UBND tỉnh đã ban hành để tham mưu điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế, đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
- Phối hợp với các ngành, địa phương liên quan khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, trình UBND tỉnh xem xét xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản, cán bộ tài nguyên môi trường cấp huyện, cấp xã và người dân địa phương nơi có khoáng sản.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các ngành, đơn vị: Công an tỉnh, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ga Thanh Hóa, Cảng vụ, Cảng Thanh Hóa tăng cường kiểm tra hoạt động tập kết, kinh doanh, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản trái phép.
- Phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, các địa phương, đơn vị liên quan tập trung rà soát các dự án chế biến sâu quặng sắt, crômit về công nghệ, chất lượng thiết bị và tiến độ xây dựng. Tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu thụ năng lượng quá quy định và ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
- Chỉ đạo các đơn vị khai thác mỏ đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp với trình độ về khoa học kỹ thuật hiện tại nhằm tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, an toàn lao động.
- Phối hợp với các ngành, địa phương liên quan rà soát, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của UBND tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng).
- Phối hợp với các ngành, địa phương và đơn vị liên quan rà soát lại các dự án sản xuất gạch; đánh giá nguồn nguyên liệu của từng dự án. Đối với những dự án gần hết nguồn nguyên liệu, phải đề xuất phương án bổ sung hoặc có lộ trình về thời gian kết thúc dự án theo quy định, tránh tình trạng để các đơn vị thực hiện dự án trong tình trạng thiếu nguyên liệu dẫn đến việc tự do thu mua nguyên liệu làm ảnh hưởng đến môi trường và gây mất trật tự an ninh trong khu vực.
- Phối hợp với các ngành, địa phương liên quan rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của UBND tỉnh.
- Phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Cục thuế và các địa phương liên quan thường xuyên bố trí lực lượng trên các tuyến đường, bắt giữ các phương tiện vận chuyển và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép; trong đó, tập trung vào nhóm khoáng sản là quặng sắt và quặng cromit.
- Chỉ đạo phòng cảnh sát giao thông đường thủy tăng cường kiểm tra, kiên quyết không cho phép các tàu thuyền chưa đăng ký, đăng kiểm lưu hành trên sông nhằm đảm bảo trật tự an ninh trên các tuyến sông; phối hợp với các ngành, UBND huyện, xã liên quan ngăn chặn kịp thời hành vi khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát trái phép.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra tại các cửa sông, các khu vực thuộc địa bàn lực lượng Biên phòng phụ trách để ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm về vận chuyển, khai thác khoáng sản trái phép.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
- Tập trung chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng Luật Khoáng sản và các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đồng thời tăng cường tổ chức kiểm tra các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn.
- Đình chỉ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ đối với các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu khoáng sản trái pháp luật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản.
- Rà soát các văn bản do cấp huyện và cấp xã ban hành liên quan đến hoạt động khoáng sản. Đình chỉ, hủy bỏ các quy định, quyết định không đúng thẩm quyền. Làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cho phép khai thác, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu khoáng sản trái phép. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, phải đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.