ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 160/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 14 tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ QUY HOẠCH KHẢO SÁT, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT, SỎI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP
ngày 09/3/2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
40/2009/TTLT-BTC-BTNMT ngày 05/3/2009 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh
tế đối với các nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực địa chất, khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức
chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản
phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 2176/QĐ-BTNMT
ngày 08/11/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Bộ đơn giá các
công trình địa chất theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng;
Căn cứ Quyết định số 2182/2012/QĐ-UBND
ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh điều chỉnh,
bổ sung Quyết định số 3350/2007/QĐ-UBND ngày 05/11/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch khảo sát,
thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 24/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục kế hoạch
quy hoạch năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại
Công văn số 6812/SXD-KVĐT ngày 22 tháng 12 năm
2015; báo cáo kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Công văn số 4713/SKHĐT-QH ngày 31 tháng 12 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Quy hoạch khảo sát,
thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi
làm vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Xây dựng Thanh Hóa.
3. Mục tiêu, yêu cầu của dự án quy
hoạch
3.1. Mục tiêu
Điều tra sơ bộ về trữ lượng tài
nguyên cát, sỏi nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên cát, sỏi hợp lý, tiết kiệm,
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cát, sỏi làm vật liệu xây dựng;
đồng thời, phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
Đẩy mạnh hoạt động
ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào
khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng để nâng cao hiệu
suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường.
3.2. Yêu cầu
Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai
thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật
liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đảm bảo nội
dung theo quy định tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản;
phù hợp với chiến lược khoáng sản, phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên
quan được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; bảo
đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch
- Phạm vi quy hoạch: Các mỏ, điểm mỏ,
bãi tập kết cát, sỏi có đủ điều kiện để quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai
thác và sử dụng làm vật liệu xây dựng trên phạm vi toàn tỉnh.
- Thời kỳ quy hoạch: Thời kỳ 2016 -
2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Nội dung đề cương nhiệm vụ Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai
thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (có phụ lục kèm theo)
6. Dự toán và nguồn vốn
- Dự toán: Sau khi đề cương nhiệm vụ
được phê duyệt, Sở Xây dựng căn cứ nhiệm vụ và các quy định hiện hành, lập dự
toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh
tế dành cho các dự án quy hoạch trong dự toán ngân sách tỉnh.
7. Thời
gian thực hiện dự án: 12 tháng, kể từ ngày đề
cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí được phê duyệt.
Điều 2.
1. Sở Xây dựng căn cứ nội
dung đề cương nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này có trách nhiệm
triển khai thực hiện các bước tiếp theo, bảo đảm đúng các quy định hiện hành của
pháp luật.
2. Các ngành, đơn vị liên quan, theo
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm giải quyết các công việc liên quan đến ngành mình, đơn vị mình; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc và tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án bảo đảm chất lượng, đúng thời gian quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các ngành, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, CN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
|
ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ
QUY
HOẠCH KHẢO SÁT, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT, SỎI LÀM VẬT LIỆU
XÂY DỰNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)
Phần
mở đầu
1. Sự cần thiết
phải lập quy hoạch
2. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch
3. Mục tiêu,
yêu cầu
3.1. Mục tiêu
Điều tra sơ bộ về trữ lượng tài
nguyên cát, sỏi nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên cát, sỏi hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
cát, sỏi làm vật liệu xây dựng; đồng thời, phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khai thác cát, sỏi
làm vật liệu xây dựng để nâng cao hiệu suất
và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường.
3.2. Yêu cầu
Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai
thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đảm bảo nội dung theo quy định tại
Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
Luật Khoáng sản, phù hợp với chiến lược khoáng sản, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh và các quy hoạch ngành,
lĩnh vực liên quan được Chủ tịch UBND tỉnh
phê duyệt; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch
- Phạm vi quy hoạch: Các mỏ,
điểm mỏ, bãi tập kết cát, sỏi có đủ điều kiện để quy hoạch khảo
sát, thăm dò, khai thác và sử dụng làm vật liệu xây dựng trên phạm vi toàn tỉnh.
- Thời kỳ quy hoạch: Thời kỳ 2016 -
2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phần
thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KHÁI
QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
I. Đánh giá điều
kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Phân tích, đánh giá các yếu tố về
điều kiện tự nhiên; phân tích các yếu tố, nguồn lực phát triển tác động tới
khai thác, sử dụng tài nguyên cát, sỏi.
II. Đánh giá điều
kiện kinh tế - xã hội
1. Về kinh tế: Tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân/người; giá trị xuất khẩu;...
2. Về
văn hóa, xã hội:
3. Hiện trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; Đánh giá hiện
trạng kết nối hạ tầng giao thông tới các mỏ, điểm mỏ và
bãi tập kết cát, sỏi.
III. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
tác động đến hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
Phần thứ hai
ĐÁNH
GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT, SỎI LÀM
VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. Đánh giá thực trạng hoạt động
thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng trên địa
bàn tỉnh đến năm 2015
1. Thực trạng hoạt động thăm dò,
khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi
- Đánh giá về tình hình cấp phép khai
thác cát, sỏi.
- Đánh giá về tình hình hoạt động
khai thác cát, sỏi.
- Đánh giá nhu cầu cát, sỏi làm vật
liệu xây dựng tại các địa phương.
2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác tài nguyên cát, sỏi
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động
khai thác tài nguyên cát, sỏi đến môi trường, dòng chảy và dân cư xung quanh
khu vực các mỏ, bãi tập kết.
- Rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng
của việc khai thác cát; tập kết cát trong kỳ quy hoạch trước đến hệ thống đê điều
và các công trình phòng chống lụt bão.
II. Đánh giá về
tình hình thực hiện quy hoạch
1. Đánh giá chung kết quả thực hiện
quy hoạch kỳ trước: Nêu khái quát các kết quả đạt được và so sánh với các chỉ
tiêu trong quy hoạch được duyệt.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3. Bài học kinh nghiệm
Phần thứ ba
QUY
HOẠCH KHẢO SÁT, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT, SỎI LÀM VẬT LIỆU
XÂY DỰNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. Vai trò, vị trí của khảo
sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng và
bối cảnh tác động
1. Vai trò, vị trí của khai thác
và sử dụng tài nguyên cát, sỏi
Luận chứng vai trò, vị trí của khai
thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi trong phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế của
tỉnh.
2. Bối cảnh tác động.
- Bối cảnh trong
nước và thế giới có tác động đến hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên cát,
sỏi của tỉnh trong giai đoạn tới; trong đó, tập trung vào các yếu tố thị trường,
công nghệ khai thác, ...
- Bối cảnh tác động trong tỉnh: Tình
hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
II. Quan điểm, mục
tiêu phát triển
1. Quan điểm phát triển
2. Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu tổng
quát
- Mục tiêu cụ thể
III. Quy hoạch
khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
1. Lựa chọn phương án phát triển
- Dự báo nhu cầu sử dụng cát, sỏi làm
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ
trong hoạt động khai thác.
- Luận chứng, lựa chọn phương án phát
triển khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi phù hợp với
điều kiện thực tế của tỉnh trên cơ sở tận dụng tối ưu các thế mạnh và cơ hội của tỉnh; đồng thời, khắc phục những hạn chế.
2. Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai
thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng
- Cập nhật, bổ sung các mỏ, điểm mỏ mới
có đủ điều kiện quy hoạch.
- Kế
hoạch khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng.
- Đề xuất các khu vực trọng điểm phát triển khai thác cát, sỏi.
- Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai
thác.
- Quy hoạch khu vực lập bãi tập kết
cát, sỏi.
- Khoanh định khu vực cấm, tạm cấm
khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.
IV. Danh mục các chương trình, dự
án ưu tiên đầu tư, phân bố, quy mô và tiến độ đầu tư.
Phần thứ tư
CÁC
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách.
2. Giải pháp phát triển khoa học công
nghệ
3. Giải pháp bảo vệ môi trường.
4. Giải pháp về công tác quản lý, cải
cách thủ tục hành chính
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ