Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục và đào tạo năm học 2013-2014 tỉnh An Giang

Số hiệu 10/CT-UBND
Ngày ban hành 22/08/2013
Ngày có hiệu lực 01/09/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Hồ Việt Hiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

An Giang, ngày 22 tháng 08 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013 - 2014

Năm học 2012 - 2013, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh ủy, sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong toàn ngành, công tác giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả quan trọng. Để phát huy những kết quả đạt được, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2013 - 2014 như sau:

1. Ngành giáo dục và đào tạo:

a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý:

- Tích cực chuẩn bị các điều kiện, tổ chức khai giảng năm học 2013-2014 theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX; quán triệt và triển khai Chương trình hành động của ngành giáo dục triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý và giảng dạy, tăng quyền tự chủ, nhất là tự chủ về chuyên môn, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục; trao quyền chủ động cho thủ trưởng các đơn vị trong việc rà soát, xây dựng kế hoạch giảng dạy theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; từng bước giao quyền tự chủ về tổ chức và tài chính; tiếp tục chủ động thực hiện tốt các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, hoạt động thanh tra phải đi vào thực chất, tư vấn - thúc đẩy và phát hiện là chính, không chạy theo chỉ tiêu, tăng cường hoạt động tự thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục. Chú trọng kiểm tra công tác quản lý tài chính tại các đơn vị trường học, nhất là các khoản thu, chi ngoài ngân sách; phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm.

- Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học; đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, chống bệnh thành tích; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các nhà trường; đổi mới hoạt động viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong ngành theo hướng thực chất, hiệu quả, tránh hình thức.

- Xem xét, điều chỉnh mạng lưới trường lớp trong tỉnh, lưu ý sắp xếp lại các trường tiểu học qui mô quá nhỏ.

- Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị và tổ chức các hoạt động giáo dục.

b) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục:

- Nhiệm vụ chung của các cấp học:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; củng cố và nâng chất phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

+ Thực hiện đổi mới tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng chủ động tiết giảm chương trình, nội dung phù hợp với điều kiện học tập, trình độ tiếp thu của học sinh; giảm nội dung lý thuyết, tăng thời lượng thực hành. Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện điều hòa chất lượng giữa các trường học trong cùng địa bàn và giữa các địa bàn trong tỉnh; chú trọng vấn đề chất lượng đối với giáo dục dân tộc và giáo dục vùng khó khăn.

+ Tổ chức dạy và học phải đúng mục tiêu phát triển toàn diện học sinh, tránh dạy và học lệch; bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy, tính độc lập sáng tạo, cần chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, lối sống lành mạnh cho học sinh.

+ Củng cố công tác phổ cập giáo dục; tăng tỉ lệ học sinh đi học so với dân số độ tuổi. Phát triển mạng lưới trường, lớp theo quy hoạch; triển khai thực hiện tốt các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, phấn đấu từng bước giảm dần tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học, nhất là trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT); đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, thực hiện tốt công tác phân luồng, phát triển các hình thức giáo dục thường xuyên, phục vụ yêu cầu xây dựng xã hội học tập.

+ Chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Châu Âu, nhằm triển khai có hiệu quả Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trên địa bàn tỉnh; tổ chức dạy học thí điểm một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh tại các trường THPT chuyên và ở một số trường THPT có đủ điều kiện về nhân lực.

+ Triển khai thực hiện tốt Đề án “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2020”, trong đó chú trọng đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn đối với cấp THCS và THPT. Trong khi chờ có đủ nguồn lực đầu tư để triển khai các đề án, dự án, chương trình đầu tư nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, yêu cầu các cấp quản lý giáo dục, Ban giám hiệu các đơn vị trường học cần tập trung đầu tư nhằm từng bước đạt các tiêu chí khác, phấn đấu nâng dần tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tới.

- Giáo dục mầm non:

+ Ưu tiên các nguồn lực để triển khai thực hiện tốt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành mục tiêu đề ra, từng bước tăng tỷ lệ trẻ đến trường học 2 buổi/ngày.

+ Tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo 100% trẻ em dân tộc được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1; chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy để triển khai thí điểm mô hình "Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ" từ năm học 2014-2015 tại một số trường mầm non trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc người Khmer thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

+ Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên, bảo mẫu các cơ sở này, đảm bảo đủ về số lượng và từng bước chuẩn hóa chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Giáo dục phổ thông:

+ Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức thi cử, kiểm tra, đánh giá nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông.

+ Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế địa phương; chủ động triển khai thực hiện chủ trương giảm tải chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với đặc thù địa phương, nhất là chương trình từ khối 1 đến khối 11; tăng cường dạy học 2 buổi/ngày ở những đơn vị có điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên; đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, nhất là cấp tiểu học.

+ Hạn chế tổ chức các cuộc thi không cần thiết, nhất là ở cấp tiểu học (sau đó giảm dần ở cấp THCS và cấp THPT); các cuộc thi phải tổ chức, nên tổ chức nhẹ nhàng, không gây áp lực cho học sinh và nhà trường. Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo hình thức thi tuyển trong những năm vừa qua để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình mới.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ