Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Chỉ thị 09/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm hạn chế tác động của dịch Covid-19 đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 09/CT-UBND
Ngày ban hành 16/03/2020
Ngày có hiệu lực 16/03/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09 /CT-UBND

Thanh Hoá, ngày 16 tháng 3 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020

Trong thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, công tác phòng, chống và kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19) đã đạt được những kết quả quan trọng. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện dịch Covid-19, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, sáng tạo, có hiệu quả các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế; chú trọng các giải pháp về giám sát, cách ly ngăn ngừa lây lan nguồn bệnh. Do công tác chỉ đạo, phát hiện kịp thời, ý thức của người nhiễm bệnh rất tốt, cùng với phản ứng và xử lý hiệu quả của các cơ quan y tế, nên bệnh nhân đầu tiên của tỉnh đã được điều trị, chữa khỏi và chưa có lây lan thứ phát sang các đối tượng khác.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và ngày càng lan rộng, bùng phát ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; ở trong nước, những ngày gần đây liên tục ghi nhận các trường hợp mới nhiễm bệnh. Trong tỉnh, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội; các hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách và các lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, lưu trú, ăn uống, nhất là du lịch bị ảnh hưởng rõ rệt; một số ngành, lĩnh vực sản xuất bước đầu bị ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn cung nguyên, vật liệu đầu vào và dự báo phải giảm quy mô sản xuất kinh doanh, thậm chí ngừng sản xuất nếu dịch Covid-19 bùng phát hoặc chậm được khống chế, dập tắt.

Để tập trung phòng, chống dịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân dân; đồng thời, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh quán triệt và thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách sau:

1. Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg này 31/01/2020, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 và các Công điện của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 1561-CV/TU ngày 31/01/2020, Công văn số 1611-CV/TU ngày 09/3/2020; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch Covid-19, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; tuyệt đối không để xảy ra lây lan thứ phát ra diện rộng, trọng tâm là thực hiện quyết liệt, kiên trì các giải pháp, chủ động giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly điều trị hiệu quả.

Tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Các cấp, các ngành phải xác định rõ quyết tâm chính trị, nỗ lực phấn đấu ở mức cao nhất; không đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 đã đề ra.

2. Tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Từng ngành, địa phương, đơn vị cần khẩn trương đánh giá sát, đúng tình hình và những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến thực hiện nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị mình để chủ động triển khai thực hiện các giải pháp khắc phục.

- Sở Công Thương, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành hàng có sản phẩm lớn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho việc duy trì sản xuất, nhất là các vấn đề liên quan đến nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, thép Nghi Sơn, các nhà máy xi măng, doanh nghiệp may mặc, giày da...

- Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, nghiên cứu các giải pháp phát triển các sản phẩm mới, các gói kích cầu tạo ra giá trị mới hoặc tăng giá trị sản phẩm để bù đắp phần bị thiếu hụt do tác động của dịch Covid-19, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh năm 2020.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan, rà soát, đánh giá thực trạng và nhu cầu nguyên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp hỗ trợ trước mắt và giải pháp thu hút đầu tư, cơ cấu lại sản xuất, bổ sung sản xuất sản phẩm phụ liệu đảm bảo chủ động nguồn cung cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trong tháng 3 năm 2020.

- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các chính sách tiền tệ, tín dụng của Trung ương theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 12/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tập trung tổ chức thực hiện các gói hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, rà soát tình hình lao động của các doanh nghiệp, nắm chắc danh sách các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài từ vùng dịch nhưng chưa quay trở lại làm việc; đề xuất các giải pháp hỗ trợ, tổ chức cách ly tập trung trước khi vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức đoàn thể các cấp, chủ động làm việc với các doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp để động viên, kêu gọi đoàn viên, hội viên, người lao động chia sẻ, cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

3. Thực hiện các giải pháp xúc tiến đầu tư, kích cầu đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư (bao gồm đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp)

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì

+ Phối hợp với Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN và các ngành, đơn vị liên quan, tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa trong Quý II năm 2020.

+ Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, khẩn trương rà soát, đề xuất danh mục dự án dự kiến khởi công, khánh thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, lựa chọn danh mục dự án dự kiến khởi công, khánh thành chào mừng Đại hội Đảng bộ cấp huyện, cấp xã, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để triển khai thực hiện; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 3 năm 2020.

+ Phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị, tham mưu danh mục dự án trọng điểm đang triển khai thực hiện năm 2020 (gồm các dự án đầu tư công, dự án đầu tư của doanh nghiệp có phát sinh khối lượng trong năm 2020), báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để tổ chức giao ban hàng tháng nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

+ Phối hợp với các ngành, địa phương, khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh danh mục dự án đầu tư trực tiếp chậm tiến độ theo Kết luận số 899-KL/TU ngày 25/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhưng đã GPMB và chậm do nguyên nhân khách quan, trình UBND tỉnh để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho gia hạn thời gian hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục triển khai các bước tiếp theo.

+ Tiếp tục tham mưu thực hiện các thủ tục lập, thẩm định chủ trương đầu tư các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho sự phù hợp với quy định và báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh xem xét, cho phép ứng trước kế hoạch vốn năm 2021 và huy động các nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, phát hành trái phiếu... để thực hiện kích cầu đầu tư; đấu mối chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tranh thủ tối đa các nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư các chương trình, dự án.

- Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, chủ động làm việc với Đại sứ quán các nước, các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến đầu tư các nước tại Việt Nam, các cơ quan xúc tiến đầu tư của Trung ương để được giới thiệu, gặp gỡ và làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm quảng bá, xúc tiến đầu tư vào tỉnh.

- Sở Xây dựng chủ trì, khẩn trương tham mưu đề xuất bổ sung Quy hoạch các dự án mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường nhằm tháo gỡ khó khăn về nguyên vật liệu phục vụ hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/3/2020.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan, tiếp tục triển khai thực hiện các quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác GPMB theo kế hoạch và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; ưu tiên tập trung GPMB các dự án trọng điểm, các dự án đã được bố trí vốn, đặt biệt là dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, đường bộ ven biển, đường từ TP Thanh Hóa lên Cảng hàng không Thọ Xuân, đường dây 500 KV đấu nối Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn vào hệ thống điện Quốc gia.

- Các chủ đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục, đẩy nhanh tiến độ giải ngân để tranh thủ tối đa các nguồn vốn kích cầu từ ngân sách Trung ương (nếu có).

- Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực, các chủ đầu tư, thực hiện giải ngân đối với từng loại dự án cụ thể theo tiến độ sau:

+ Đối với các dự án được giao kế hoạch vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành hoặc thanh toán theo quyết toán được duyệt: Trước ngày 31/3/2020, phải giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn năm 2020.

[...]