Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2024 phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu | 08/CT-UBND |
Ngày ban hành | 19/04/2024 |
Ngày có hiệu lực | 19/04/2024 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Đào Mỹ |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND |
Phú Yên, ngày 19 tháng 4 năm 2024 |
VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN DIỆN, NHANH VÀ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
Tỉnh Phú Yên có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Những năm gần đây, hoạt động du lịch của tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, nhất là các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và xúc tiến quảng bá du lịch. Một số dự án du lịch đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; lượng khách du lịch đến Phú Yên ngày càng tăng, tác động tích cực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước và con người Phú Yên đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Phú Yên vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dịch vụ du lịch còn hạn chế. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3 - 5 sao còn ít. Chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng; thiếu các dịch vụ vui chơi, giải trí. Liên kết phát triển du lịch (cả trong và ngoài tỉnh) còn hạn chế. Nguồn nhân lực du lịch tuy được cải thiện, nhưng vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng. Lượt khách du lịch quốc tế đến Phú Yên còn ít; ngày lưu trú bình quân của khách du lịch còn thấp; doanh thu du lịch còn khiêm tốn.
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới; UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện một số nội dung sau:
- Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường khả năng thực thi của cấp dưới; tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong hợp tác công - tư; kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tích cực kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh du lịch đã được cắt giảm, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đầu vào của ngành du lịch, hình thành chuỗi giá trị du lịch, liên kết giữa du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị, nâng cao năng lực, phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với phát triển xanh, bền vững, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; trong đó tăng cường quản lý giá cả, bảo đảm vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm và bảo đảm trật tự kỷ cương, an ninh, an toàn, ứng xử văn minh với khách du lịch. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng người ăn xin lang thang ở các khu di tích, điểm du lịch gây phiền hà cho du khách; xử lý nghiêm sai phạm gây cản trở sự phát triển bền vững của ngành du lịch, các tổ chức, cá nhân tiếp tay, bao che các hành vi vi phạm, trục lợi từ việc chèo kéo, ép giá, quảng cáo sai sự thật... trong hoạt động kinh doanh du lịch; kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả việc tạm dừng kinh doanh, rút giấy phép; chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để tình trạng vi phạm xảy ra trên địa bàn, gây bức xúc cho khách du lịch.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương phối hợp, xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, trồng và phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan ở các khu du lịch, các đô thị và vùng nông thôn; bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu di tích; rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn giao thông rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các khu di tích, điểm du lịch. Nâng cao ý thức của người dân gắn với giáo dục môi trường và bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, các doanh nghiệp kịp thời giải quyết theo thẩm quyền, chỉ đạo xử lý những khó khăn vướng mắc và đề xuất UBND tỉnh những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn địa phương, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát triển toàn diện và đồng bộ ngành du lịch (về thuế, đất đai, cơ chế phối hợp) trên tinh thần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động du lịch và các dịch vụ du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững.
- Tăng cường quản lý di tích, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, cảnh quan tự nhiên độc đáo, kêu gọi xã hội hoá đầu tư dịch vụ phát huy giá trị các di tích để phục vụ phát triển du lịch bền vững; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách theo phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”.
- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch, tham gia xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tập trung tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh; Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030.
- Đẩy mạnh liên kết vùng, hình thành mô hình liên kết giữa các địa phương, đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch để hình thành các động lực tăng trưởng du lịch; kết nối tour, tuyến, điểm du lịch liên kết giữa các địa phương, có sự tham gia của các Hiệp hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp du lịch theo phương châm “Một cung đường - nhiều điểm đến”, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị; hợp tác chặt chẽ trong phát triển sản phẩm, thị trường, truyền thông quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch; tăng cường tổ chức các hoạt động, sự kiện có quy mô lớn hằng năm mang thương hiệu của Phú Yên để thu hút du khách.
- Chủ động đổi mới phương thức, công cụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong công tác xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả; phát huy hiệu quả công tác quảng bá trên các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội, website, quảng bá trực quan, các ấn phẩm du lịch; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch của tỉnh; huy động mạnh mẽ sự tham gia của Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch; tăng cường phối hợp với các ngành liên quan kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân khách du lịch. Chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường khách nội địa theo các sản phẩm chuyên đề có thể mạnh, như: du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, lấy du lịch sinh thái, du lịch biển đảo làm mũi nhọn; thu hút khách các thị trường quốc tế như: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Âu, Ấn Độ, Trung Đông..., chú trọng thị trường các nước đã được miễn visa, có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, nhất là thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu với các ngành khác; phát triển cơ sở dữ liệu về quản trị và kinh doanh du lịch trên nền tảng số dùng chung; xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch gắn với chuyển đổi số.
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, các kỹ năng cần thiết cho cộng đồng tham gia kinh doanh, khai thác các dịch vụ phục vụ du lịch. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân, cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn minh. Phấn đấu xây dựng mỗi người dân Phú Yên là một đại sứ du lịch đại diện cho hình ảnh và nét đẹp văn hóa truyền thống của Phú Yên.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch tại các địa phương trong tỉnh, nhất là vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết, tháng cao điểm, các khu di tích, các công trình văn hóa, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm việc niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh triển khai các mô hình quản trị, hợp tác công tư trong phát triển các dự án, các loại hình du lịch; kịp thời triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn cho đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; thu hút các tổ chức, nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch.
- Hỗ trợ, tháo gỡ, các khó khăn vướng mắc nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia kinh doanh và cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn.
- Tiếp tục triển khai Phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tạm thời trên địa bàn tỉnh Phú Yên (Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 21/01/2021 của UBND tỉnh). Tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn Cảng Hàng không Tuy Hòa, các nhà ga, bến xe phổ biến, tuyên truyền cho nhân viên, hành khách nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng và bảo đảm an toàn cho người và hành lý tại đơn vị; tăng cường các phương tiện kỹ thuật, hỗ trợ cung cấp thông tin, quảng bá du lịch Phú Yên và hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm du lịch tại Cảng Hàng không, ga đường sắt, bến xe; làm đầu mối tham mưu UBND tỉnh trong công tác phối hợp đầu tư, nâng cấp Cảng hàng không Tuy Hòa.
- Tham mưu đề xuất UBND tỉnh nội dung làm việc, kiến nghị các Hãng Hàng không có chính sách ưu tiên giảm giá vé phù hợp để kích cầu du lịch; có kế hoạch mở thêm các tuyến bay mới từ Phú Yên đi một số tỉnh, thành phố trong nước và hướng tới một số quốc gia; tăng tần suất các chuyến bay tại Cảng Hàng không Tuy Hòa đến/đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, đón khách du lịch trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển khách du lịch quốc tế đến Phú Yên.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho nhân viên phục vụ, lái xe (taxi, ô tô vận chuyển khách du lịch, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ điện) để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch.