Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 và giai đoạn 2017 - 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 07/CT-UBND
Ngày ban hành 02/03/2016
Ngày có hiệu lực 02/03/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Chánh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Đồng Nai, ngày 02 tháng 03 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 09 đợt mưa lớn kèm theo lốc xoáy gây thiệt hại không nhỏ về tài sản của nhân dân; đặc biệt mưa lớn từ ngày 8­-16/9/2015 đã gây ngập lụt trên diện rộng tại địa bàn thành phố Biên Hòa, gây thiệt hại lớn về tài sản, vật nuôi, đường giao thông tại các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu. Thiên tai năm 2015 đã làm 157 căn nhà bị tốc mái, 35 căn nhà bị đsập, ngập 194 căn nhà, 52 chuồng, trại bị tốc mái, hơn 1.705 ha cây trồng bị thiệt hại, 03 cầu bị ngập, sập; 5,96 km đường bị sạt lở, ngập, 33 người phải di dời ra khỏi vùng ngập sâu, thiệt hại trên 91 tỷ đồng.

Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết trong thời gian tới, tình hình thiên tai được dự báo tiếp tục diễn biến hết sức bất thường, phức tạp, khó lường theo chiều hướng cực đoan. Tần suất các cơn bão hình thành ở vùng biển ngoài khơi Philippin đạt cấp siêu bão xuất hiện ngày càng nhiều; mưa lũ cường suất lớn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, nắng nóng, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra nhiều hơn; nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, thiếu nước cho sn xuất, sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020; để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thiên tai trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Tuyên truyền sâu rộng, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai và trin khai thực hiện các quy định pháp luật v phòng, chng thiên tai; thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình thiên tai, chủ động triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt hoặc điu chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2015; kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 đến các cấp, các ngành, phân công trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách địa bàn và lĩnh vực cụ thể. Hàng năm chủ động thực hiện và báo cáo trước tháng 3.

3. Xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dn.

4. Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình thiên tai và kỹ năng, kinh nghiệm, biện pháp phòng, tránh thiên tai, trách nhiệm và nghĩa vụ trong phòng, chống thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân. Rà soát, cập nhật, xác định những vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đ xây dựng phương án cụ th trong ng phó, di dời nhân dân trong trường hợp khn cp.

5. Rà soát công tác ứng phó với thiên tai, kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện có hiệu quả phương châm "4 tại ch", đảm bảo an toàn về người và tài sản trong phòng, tránh thiệt hại do gió lốc, sét đánh, lũ lụt, sạt lở.

6. Chủ động xây dựng và triển khai phương án phòng chống hạn, kiểm tra các hđập thủy lợi, thủy điện điu tiết nước hợp lý phòng chng hạn, đảm bảo mục tiêu phát điện kết hợp cấp nước phục vụ sản xuất và an toàn trong mùa mưa lũ.

7. Một số nhiệm vụ cụ thể của các Sở, ban, ngành, địa phương

a) Ban Chỉ huy phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tiếp tục rà soát, cập nhật phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn theo từng cấp độ rủi ro thiên tai, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết ứng phó với bão mạnh, siêu bão, mưa lũ đặc biệt lớn và nắng nóng - hạn hán kéo dài, sạt lở đất trên diện rộng, động đất, sóng thần.

b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 4491/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh về ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì trong công tác tìm kiếm cứu nạn, phối hợp Công an tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh sẵn sàng phương án bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị phối hợp với các địa phương, các đơn vị vũ trang của Trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ khi thiên tai xảy ra; đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội các vùng bị thiên tai, lũ lụt.

- Chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, từng bước đầu tư, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn nhằm đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn trong mọi tình huống.

- Chủ động lập kế hoạch và phối hợp triển khai công tác diễn tập tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống thiên tai, sự cố nhằm bảo đảm chủ động ứng phó trong mọi tình huống.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương theo dõi tình hình, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình thiên tai để xả thải gây ô nhiễm môi trường; phối hợp các ngành liên quan xây dựng kế hoạch dự phòng vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ xử lý nguồn nước, khắc phục ô nhiễm môi trường, phục vụ sinh hoạt, đảm bảo an toàn cho người dân sinh hoạt, sản xuất khi xảy ra thiên tai.

- Chủ trì, phi hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước từng khu vực làm cơ sở cho các địa phương xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp.

- Chủ động cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng chi tiết cho các cơ quan, địa phương.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Rà soát, cập nhật Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Đán nâng cao nhận thức cộng đng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đồng thời chủ động rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tế. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đán, dự án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh. Rà soát lại quy hoạch hệ thống công trình phòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Triển khai xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt hạ du hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết đnh số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó đánh giá cụ thể các khó khăn, vướng mc trong thực hiện Chương trình, kết quả, hiệu quả, tính bền vững của các dự án đã đu tư; chủ động rà soát, sắp xếp các dự án ưu tiên đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với khả năng cân đối ngân sách giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung thực hiện di dời dân cư tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, lũ quét; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính rà soát các dự án đầu tư dở dang còn thiếu vốn, hỗ trợ các địa phương hoàn thành việc đầu tư để đưa dân về ở, phát huy hiệu quả đầu tư.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tính toán cân bằng nước; rà soát quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chủ động điu chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng cấp nước của từng vùng, từng địa phương; đẩy nhanh tiến độ thi công công trình chống hạn, cấp nước, đẩy mạnh áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chủ động theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn để chỉ đạo sản xuất hiệu quả, hạn chế thiệt hại.

[...]