Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2024 thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 07/CT-UBND
Ngày ban hành 19/03/2024
Ngày có hiệu lực 19/03/2024
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 3 năm 2024

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2030

Nhằm kịp thời thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách hệ thống thuế, thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 cũng như định hướng những mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược Tài chính đến năm 2030; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để ngành thuế thực hiện cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của ngành thuế trong những năm tiếp theo, tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế và đời sống các tầng lớp dân cư.

Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 hướng tới việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm tính trung lập của thuế; xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp; đồng thời trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.

Để tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác đạt kết quả tốt, góp phần vào thực hiện thành công Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ thị:

1. Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Tổ chức tốt hoạt động của Ban chỉ đạo nhằm triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nội dung cải cách hiện đại hóa ngành thuế.

b) Triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo đúng lộ trình của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã ban hành, phù hợp với chương trình cải cách hành chính và yêu cầu thực tế của Tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế, góp phần tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao nhất.

c) Phối hợp với các ngành, các cấp và các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật thuế; Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng nội dung Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tới mọi tổ chức và tầng lớp nhân dân, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế nhận thức được quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong thực hiện cải cách hệ thống thuế. Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thuế; cũng như tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê phán, đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; hiểu rõ ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế như cung cấp, trao đổi thông tin, điều tra, xử lý vi phạm và các biện pháp hành chính khác, góp phần thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong từng ngành, từng lĩnh vực, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030.

d) Tham gia hoàn thiện các chính sách về thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế theo thông lệ quốc tế. Trong đó, tập trung trọng tâm vào một số sắc thuế có phạm vi ảnh hưởng rộng đến hoạt động của doanh nghiệp và xã hội như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, các loại thuế liên quan đến tài sản, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và một số lĩnh vực trọng yếu như: chống chuyển giá, hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới, đại lý thuế. Cải cách thủ tục hành chính về thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo nguồn thu cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

đ) Thực hiện công khai đầy đủ các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế (nhất là các thủ tục hành chính mới đã được cắt giảm). Triển khai thực hiện tốt việc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tuân thủ nguyên tắc “thu đúng, thu đủ, thu văn minh”. Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính về thuế, thủ tục hành chính điện tử liên thông giữa Cục Thuế tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết cho người nộp thuế, giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính, nâng cao mức độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

e) Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử; tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, công tác hoàn thuế như là một biện pháp hiệu quả để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và giảm khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế. Xây dựng hệ thống giải pháp để kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử. Triển khai thực hiện tốt các ứng dụng hiện đại hóa công tác tuyên truyền pháp luật, kê khai, nộp thuế, quản lý nợ thuế, thanh tra kiểm tra thuế; Tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn tỉnh.

g) Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; có năng lực thực thi pháp luật, trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính; có kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, phù hợp với việc áp dụng thuế điện tử và phương pháp quản lý rủi ro trong cơ quan thuế theo hướng tự động hóa hiện nay.

2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Thuế tỉnh triển khai các giải pháp về cải cách chính sách thuế. Nghiên cứu, có kế hoạch trao đổi, chia sẻ dữ liệu quản lý nhà nước với cơ quan thuế theo lộ trình trong từng ngành, từng lĩnh vực, từ đó hỗ trợ thuận lợi cho người dân, tổ chức kê khai, nộp ngân sách nhà nước các khoản nghĩa vụ tài chính, đáp ứng sự thay đổi phù hợp với nền kinh tế số, coi đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030.

b) Phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực do đơn vị, địa phương quản lý; phối hợp tuyên truyền và phổ biến các chính sách thuế để tổ chức và cá nhân thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan thuế tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; thường xuyên trao đổi và cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc sở, ngành mình quản lý, thông tin các doanh nghiệp nhận thầu thực hiện dự án, tạo thuận lợi cho cơ quan thuế quản lý và bao quát các nguồn thu, phục vụ cho công tác điều hành thu ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Hải quan tỉnh

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong việc thực hiện Chiến lược cải cách hành chính thuế trên các lĩnh vực liên quan: hiện đại hóa thu ngân sách và ủy nhiệm thu qua Ngân hàng; nộp thuế điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích dữ liệu, dự báo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, công tác xây dựng chính sách thuế, dự báo thu ngân sách nhà nước, đánh giá sức khỏe doanh nghiệp và sức khỏe của nền kinh tế qua các chỉ tiêu về thuế… trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế đến năm 2030. Triển khai đồng bộ hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu về thu, nộp ngân sách nhà nước giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước theo số tham chiếu trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước và mã định danh của khoản phải nộp.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tỉnh tổ chức tốt hoạt động của bộ phận “Một cửa liên thông” trong việc cấp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, đăng ký mẫu dấu; rà soát, tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, người dân thực hiện thủ tục hành chính.

b) Tổ chức tốt việc thực hiện liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh. Triển khai thực hiện tốt việc trao đổi thông tin về hộ kinh doanh giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hộ kinh doanh và Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

c) Duy trì và mở rộng các hình thức giao dịch điện tử trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế từ cấp độ 3 trở lên đối với doanh nghiệp và tổ chức; tập trung hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân sử dụng các hình thức giao dịch điện tử phù hợp nhằm tạo điều kiện hơn nữa và giảm chi phí tuân thủ của người nộp thuế.

d) Phối hợp trao đổi thông tin về tình hình cấp giấy phép đầu tư và khả năng thực hiện các dự án đầu tư phục vụ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

5. Sở Công Thương

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc quản lý các Văn phòng đại diện, Chi nhánh các công ty, Thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh; cung cấp bản sao Giấy phép hoạt động, quảng cáo, xúc tiến thương mại… đã được Sở Công Thương cấp phép hoạt động để cơ quan thuế làm cơ sở quản lý và thu thuế theo đúng quy định.

6. Cục Quản lý thị trường tỉnh

Phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh và các ngành chức năng thực hiện chống buôn lậu và gian lận thương mại gắn với việc chống trốn thuế, đồng thời tăng cường trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận thương mại, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, trốn lậu thuế.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ