Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2024 tổ chức triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 13/CT-UBND |
Ngày ban hành | 04/06/2024 |
Ngày có hiệu lực | 04/06/2024 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Võ Văn Minh |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND |
Bình Dương, ngày 04 tháng 6 năm 2024 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2438/QĐ-BTC ngày 22/11/2022 của Bộ tài chính về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; Quyết định số 2439/QĐ-BTC ngày 22/11/2022 của Bộ Tài chính về việc Ban hành Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 1923/TTr-CTBDU ngày 10/5/2024 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc ban hành Chỉ thị triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương,
Để việc tổ chức triển khai thực hiện thành công Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa ngành Thuế với các Sở, Ban, Ngành tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể như sau:
I. Đối với Cục Thuế tỉnh Bình Dương
1. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo đúng lộ trình của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, phù hợp với chương trình cải cách hành chính và yêu cầu thực tế của tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương trong việc triển khai thực hiện các chương trình cải cách hiện đại hóa.
2. Tham gia hoàn thiện các chính sách, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả; thủ tục hành chính về thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo nguồn thu cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
3. Phối hợp với các ngành, các cấp và các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật thuế, tuyên truyền sâu rộng Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đến mọi tổ chức và các tầng lớp nhân dân, để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành pháp luật thuế; Thực hiện công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan Thuế, tổ chức hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính về thuế; Đồng thời cơ quan thuế kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế trên cơ sở đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
4. Triển khai thực hiện tốt các ứng dụng hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Thực hiện công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan Thuê; tổ chức tốt hoạt động của bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính về thuế. Đồng thời cơ quan thuế kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế trên cơ sở đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu và chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, hiện đại.
II. Đối với các Sở, cơ quan, ban ngành khác có liên quan
1. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong việc thực hiện chiến lược cải cách hành chính thuế trên các lĩnh vực liên quan: hiện đại hóa thu ngân sách và ủy nhiệm thu qua Ngân hàng; nộp thuế điện tử; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách, trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tổ chức hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa liên thông trong việc cấp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế; đặc biệt là việc đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, người dân thực hiện thủ tục hành chính.
3. Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế tỉnh trong việc quản lý các Văn phòng đại diện, Chi nhánh các công ty, thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh; cung cấp bản sao Giấy phép hoạt động, quảng cáo, xúc tiến thương mại đã được Sở Công thương cấp phép hoạt động để cơ quan Thuế làm cơ sở quản lý và thu thuế theo đúng quy định.
Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo 389 của tỉnh (đặc biệt thành viên các cơ quan như: Cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan,...) trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại nhằm giảm thiểu tối đa các hành vi trốn thuế, lậu thuế, ...; Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra phát hiện và kịp thời xử lý các trường hợp gian lận thương mại, vi phạm chế độ kinh doanh, trốn lậu thuế,...
4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường phối hợp với cơ quan Thuế trong việc cung cấp thông tin, giải quyết các vướng mắc về cơ chế chính sách đất đai, để đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách liên quan đến đất đai vào ngân sách Nhà nước.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai và phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tổ chức hiệu quả hoạt động của bộ phận “Một cửa liên thông” của tỉnh và các huyện, thành phố trong việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến kinh doanh bất động sản.
6. Công an tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp thành lập doanh nghiệp để thực hiện hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn; gian lận trong xuất hóa đơn, kê khai thuế, góp phần chống thất thu thuế, thu hồi các khoản tiền thuế bị thất thoát cho ngân sách Nhà nước; Tăng cường công tác phối hợp trong tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan Thuế chuyển; Đẩy mạnh điều tra, xử lý các vụ án trốn thuế, gian lận về thuế, hóa đơn và vi phạm trong công tác quản lý thuế nhằm giáo dục, răn đe các đối tượng khác.
7. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phối hợp với cơ quan Thuế khi có yêu cầu cung cấp các thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế; Thực hiện trích, chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và lệnh thu của cơ quan Thuế.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương đẩy mạnh tuyên truyền về công tác thuế, trong đó trọng tâm là các chương trình cải cách hiện đại hóa do Cục Thuế tỉnh triển khai thực hiện; Biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế; đồng thời phê phán mạnh mẽ các hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật thuế.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí, các tổ chức đoàn thể phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác chỉ đạo tuyên truyền triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong việc tổ chức quản lý thuế trên địa bàn. Các xã, phường, thị trấn đã được ủy nhiệm thu thuế tổ chức thu, nộp đúng quy định; Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế tại địa phương huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để mọi người dân hiểu và chấp hành tốt pháp luật thuế.
1. Giao Cục Thuế tỉnh Bình Dương thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; Tổ chức tốt hoạt động của Ban chỉ đạo nhằm triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nội dung cải cách hiện đại hóa ngành thuế.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược theo nội dung và lộ trình đã được đề ra; xây dựng và tổ chức thực hiện theo kế hoạch hành động hằng năm; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách thống nhất giữa các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.
2. Giao Cục trưởng Cục Thuế tỉnh chủ động phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Quy chế phối hợp cụ thể trên từng lĩnh vực để tổ chức triển khai kế hoạch hành động hàng năm theo lộ trình đã đề ra về thực hiện Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030.